Hãy bắt đầu từ những việc làm thiết thực.

Thứ hai, 21/05/2007 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
    Trong tôi vẫn in đậm hình ảnh "chú công an giao thông" của những năm 1960 (khi đất nước còn chiến tranh), trong bộ cảnh phục màu vàng, đứng trên bục chỉ huy giao thông ở giữa ngã tư đường phố (chưa có hệ thống đèn tín hiệu hiện đại như ngày nay) để chỉ huy giao thông. Chỉ một mình chú, với tiếng còi giòn giã, hai tay đưa ra các tín hiệu chỉ huy luồng giao thông cứ như múa mà lại rất oai nghiêm, ai cung vui vẻ chấp hành nghiêm túc.
Người gửi: Đặng Thái Nhị
E-mail: dangthainhi@redstar.com.vn

 

 

Phổ biến luật giao thông đường bộ

    Nghe có vẻ khó tin nhưng hoàn toàn là sự thật, đó là rất nhiều người tham gia giao thông mà không hiểu luật giao thông. Chúng ta vẫn quen phàn nàn rằng ý thức chấp hành luật giao thông của người tham gia giao thông quá kém nhưng thực chất không phải là do ý thức kém mà bản chất vấn đề là do không hiểu luật giao thông. Không có ai đã hiểu luật giao thông và biết rằng nếu vi phạm thì có thể sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng, tài sản của mình và/hoặc người khác mà lại cố tình vi phạm, ngoại trừ đó là người không bình thường. Vì không hiểu luật giao thông nên nhiều người cứ "vô tư" vi phạm bởi họ có biết họ đang vi phạm luật đâu.

    Nhằm khắc phục tình trạng "điếc luật", nên chăng các đài truyền hình nên có chương trình hướng dẫn luật giao thông đường bộ hàng ngày, vào những thời điểm có nhiều người xem truyền hình nhất dưới các hình thức nhẹ nhàng, sinh động chẳng hạn như hoạt hình các tình huống giao thông (hình vẽ các ngã ba, ngã tư với các loại biển báo, các luồng đường, các loại phương tiện tham gia giao thông lưu thông qua đó, kèm theo là các hướng dẫn, bình luận thế nào là đúng, thế nào là sai). Việc tuyên truyền luật giao thông cũng có thể được tiến hành thông qua các tiểu phẩm hài, ngắn gọn, xúc tích, rất dễ tiếp thu.

Cảnh sát giao thông hãy làm đúng chức năng, nhiệm vụ

    Một trong những chức năng, nhiệm vụ chính của cảnh sát giao thông là phải hướng dẫn và chỉ huy giao thông. Trên thực tế, chúng ta thường thấy cảnh sát giao thông đứng sai vị trí làm nhiệm vụ. Thay vì phải đứng trước các nút giao thông để hướng dẫn, chỉ huy thì cảnh sát giao thông lại đứng ở phía bên kia để chờ bắt người vi phạm. Ấy là chưa kể đến những điều mà có nói ra thì lại bị kêu ca là: " biết rồi, khổ lắm, nói mãi".

    Trong tôi vẫn in đậm hình ảnh "chú công an giao thông" của những năm 1960 (khi đất nước còn chiến tranh), trong bộ cảnh phục màu vàng, đứng trên bục chỉ huy giao thông ở giữa ngã tư đường phố (chưa có hệ thống đèn tín hiệu hiện đại như ngày nay) để chỉ huy giao thông. Chỉ một mình chú, với tiếng còi giòn giã, hai tay đưa ra các tín hiệu chỉ huy luồng giao thông cứ như múa mà lại rất oai nghiêm, ai cung vui vẻ chấp hành nghiêm túc.

    Đúng là có rất nhiều biện pháp, rất nhiều cách làm (và phải làm) để đảm bảo an toàn giao thông đô thị. Tuy nhiên, hãy bắt đầu từ những việc làm thiết thực.

 

 

Đặng Thái Nhị:dangthainhi@redstar.com.vn

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)