Việc đầu tư xây dựng hệ thống đường giao thông là mục tiêu quan trọng và hàng đầu trong chiến lược phát triển mạng lưới giao thông vận tải của địa phương, nhất là hệ thống đường giao thông nông thôn nhằm góp phần xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống của người dân vùng nông thôn, tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội khu vực vùng sâu, vùng xa.
Việc đầu tư xây dựng hệ thống đường giao thông là mục tiêu quan trọng và hàng đầu trong chiến lược phát triển mạng lưới giao thông vận tải của địa phương, nhất là hệ thống đường giao thông nông thôn nhằm góp phần xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống của người dân vùng nông thôn, tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội khu vực vùng sâu, vùng xa.
Kiểm tra xử lý xe vận tải vi phạm - Ảnh: Văn Phương
Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ:Công tác quản lý kết cấu hạ tầng giao thông trong thời gian qua đã triển khai thực hiện tốt theo các quy định hiện hành; việc đầu tư phát triển mạng lưới giao thông trên địa bàn phù hợp theo quy hoạch đã được duyệt. Kết cấu hạ tầng giao thông vận tải cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Kon Tum. Tuy nhiên, nguồn vốn bố tri cho công tác bảo dưỡng thường xuyên đường bộ chưa đáp ứng được so với nhu cầu thực tế, nên một số tuyến đường đã xuống cấp, vào mùa mưa giao thông đi lại khó khăn.; UBND tỉnh đã chỉ đạo các Sở, ban ngành và địa phương liên quan phối hợp tổ chức tuyên truyền, phổ biến việc quản lý, sử dụng và bảo vệ hành lang an toàn đường bộ theo quy định; xây dựng Kế hoạch giải toả hành lang an toàn đường bộ; phát tờ rơi trích các quy định về quản lý bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ cho nhân dân sống dọc Quốc lộ; tổ chức ký cam kết với các hộ dân sống dọc hành lang các Quốc lộ và Tỉnh lộ trong việc thực hiện trách nhiệm bảo vệ công trình giao thông và an toàn đường bộ; Rà soát, thống kê và tổng hợp các công trình trong hành lang an toàn giao thông đường bộ để vận động tháo dỡ.
Quản lý phương tiện và người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ: Hiện nay, tỉnh Kon Tum đã tổ chức đào tạo, sát hạch cấp Giấy phép lái xe theo giáo trình Luật Giao thông đường bộ năm 2008; tổ chức tập huấn cho giáo viên dạy thực hành lái xe, tập trung giảng dạy môn đạo đức người lái xe và tuyên truyền văn hóa của người lái xe khi tham gia Giao thông. Tăng cường các trang thiết bị, mô hình học cụ để giảng dạy, đầu tư xây dựng sân tập lái, xe tập lái đảm bảo lộ trình đổi mới theo quy định; lắp đặt Camera giám sát theo quy định để kiểm tra quá trình thực hiện trong các kỳ thi sát hạch, đảm bảo công khai minh bạch. Cử cán bộ tham gia tập huấn sát hạch viên lái xe và yêu cầu các cơ sở đào tạo lái xe cử giáo viên tham gia tập huấn nâng cao nghiệp vụ giáo viên theo chỉ đạo của Tổng cục Đường bộ Việt Nam; Tiến hành kiểm tra cơ sở vật chất, tiêu chuẩn kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn của các Trung tâm sát hạch lái xe và yêu cầu thực hiện theo đúng quy định về phê duyệt đề án nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe góp phần giảm thiểu tai nạn và ùn tắc giao thông; Triển khai các giải pháp cấp bách để nâng cao chất lượng và chống tiêu cực trong công tác đăng kiểm phương tiện giao thông vận tải.
Hoạt động vận tải đường bộ: Đến nay, đã cấp Giấy phép kinh doanh vận tải cho 25 doanh nghiệp, hợp tác xã; qua thời gian hoạt động, đã thu hồi 02 Giấy phép do đơn vị vi phạm quy định và ngừng kinh doanh vận tải liên lục 06; Tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho các lái xe taxi, lái xe buýt và nhân viên phục vụ trên xe, triển khai lắp đặt, khai thác dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình theo đúng lộ trình quy định; Tổ chức phát tờ rơi trích các quy định chủ yếu của Luật Giao thông đường bộ, các quy định xử phạt liên quan đến hoạt động vận tải để tuyên truyền ngay tại các bến xe, trên phương tiện, đơn vị vận tải... nhằm nâng cao ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ của người lái xe và đơn vị kinh doanh vận tải;. Hàng năm, tổ chức kiểm tra phương tiện xe buýt, xe taxi, xe chạy tuyến cố định và xe hợp đồng của tất cả các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; yêu cầu các đơn vị vận tải bảo dưỡng, sửa chữa các phương tiện đã xuống cấp và loại bỏ các phương tiện không đảm bảo quy định. Bên cạnh đó, lực lượng Thanh tra Giao thông tổ chức kiểm tra đột xuất về điều kiện kinh doanh của các đơn vị vận tải nhằm đảm bảo các đơn vị trong việc thực hiện quy định về điều kiện kinh doanh vận tải và thực hiện các quy định của Luật Giao thông đường bộ năm 2008; xử lý phương tiện vi phạm thông qua thiết bị giám sát hành trình và rà soát việc xây dựng, công bố biểu đồ chạy xe qua các năm.
Nhìn chung, việc thực hiện các quy định của Luật Giao thông đường bộ được các đơn vị vận tải, các bến xe chú trọng triển khai thực hiện. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động vẫn còn có một số tồn tại như ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ của một số lái xe còn hạn chế, lái xe chạy quá tốc độ, một số phương tiện chở quá số người quy định; việc kiểm soát thời gian làm việc của lái xe chưa thường xuyên, việc ký hợp đồng với các lái xe của một số đon vị chưa thực hiện theo đúng quy định.
Nguồn: Cổng TTĐT Kon Tum