Bình Thuận: Tăng cường tuyên truyền và kiểm soát nồng độ cồn

Thứ năm, 14/11/2013 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Tình hình tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh Bình Thuận trong những năm qua luôn ở mức cao, mỗi năm có hàng trăm vụ và hàng ngàn người chết, bị thương. Thực tế cho thấy, một trong các nhóm nguyên nhân chính dẫn đến TNGT thảm khốc là do người tham gia giao thông bị bia, rượu “dẫn lối, đưa đường”.
Tình hình tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh Bình Thuận trong những năm qua luôn ở mức cao, mỗi năm có hàng trăm vụ và hàng ngàn người chết, bị thương. Thực tế cho thấy, một trong các nhóm nguyên nhân chính dẫn đến TNGT thảm khốc là do người tham gia giao thông bị bia, rượu “dẫn lối, đưa đường”.

Qua các phương tiện thông tin đại chúng thì Việt Nam là một trong những nước có mức tiêu thụ rượu, bia vào loại cao của khu vực và thế giới. Khi có hơi men, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông thường bị kích thích, thường chạy xe nhanh, một số trường hợp có thể ngủ gật. Rượu, bia gây ảnh hưởng trực tiếp đến thị giác và quá trình xử lý. Bởi vậy, người say rượu, bia khi tham gia giao thông dễ gây ra lỗi nguy hiểm như chạy xe quá tốc độ quy định, vượt ẩu, đi sai phần đường, tự té gây ra tai nạn và làm cho người cùng tham gia giao thông bị vạ lây. Mặt khác việc chế tài và việc kiểm soát vi phạm quy định về nồng độ cồn đối với người tham gia giao thông thiếu chặt chẽ nên tai họa cũng như nguy cơ dẫn đến tai nạn giao thông cao.

Mới đây, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đã phát động đợt tuyên truyền và tổ chức tuần tra kiểm soát nhằm hạn chế vi phạm quy định về nồng độ cồn đối với người tham gia giao thông. Ban An toàn giao thông các cấp trên địa bàn tỉnh cũng đã có kế hoạch tăng cường tuần tra, kiểm soát trong những tháng cuối năm. Để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, các cơ quan thông tin, báo chí, truyền thanh, truyền hình, các tổ chức đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân, trong các tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải, trong các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề, trung học phổ thông… bằng các tài liệu, thông điệp, băng đĩa với nội dung tuyên truyền về các quy định nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện giao thông. Vận động mọi người tự giác chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông, thực hiện nếp sống văn hóa giao thông, biểu dương gương người tốt, việc tốt, đi đôi với phê phán các hành vi cố ý vi phạm về trật tự an toàn giao thông.

Cùng với công tác tuyên truyền, các lực lượng chức năng triển khai các đợt cao điểm kiểm soát và xử lý vi phạm nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ. Bổ sung lực lượng, phương tiện, thiết bị, kỹ thuật nghiệp vụ nhằm kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm các quy định về nồng độ cồn của người điều khiển phương tiện, trong đó tập trung xử lý các đối tượng là lái xe khách, lái xe tải và người điều khiển mô tô có hành vi vi phạm. Thông qua việc xử lý các hành vi vi phạm có nguy cơ cao gây tai nạn như: vi phạm tốc độ, lạng lách, đánh võng, vượt đèn đỏ, đi lấn làn đường, phần đường, chở quá số người quy định, chở hàng quá khổ, quá tải… để kiểm tra, xử lý các vi phạm quy định về nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện.

Cùng với việc áp dụng quy trình kiểm tra nồng độ cồn mới và xử lý kiên quyết đối với người vi phạm, phải hết sức coi trọng biện pháp phòng ngừa. Tỉnh Bình Thuận đã có quy định về việc cấm cán bộ, công chức uống rượu buổi trưa trong các ngày làm việc theo Chỉ thị 27 của Tỉnh ủy; những người vi phạm ATGT bị xử phạt đều được thông báo về cơ quan nơi công tác và địa phương nơi cư trú để nắm bắt và đưa vào tiêu chuẩn đánh giá thi đua hàng năm; nhiều khu dân cư đã đưa nội dung ký cam kết thực hiện nghiêm túc các quy định về hạn chế sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông…Những hình thức này cần được tiếp tục duy trì và nhân rộng trong thời gian tới.

Nguồn: Báo Bình Thuận

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)