Bình Thuận: Tai nạn nhiều - Đừng đổ hết lỗi cho người tham gia giao thông

Thứ năm, 10/10/2013 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Sáng 9-10, UBND tỉnh Ninh Thuận tổ chức Hội nghị sơ kết công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông chín tháng năm 2013 và đề ra các biện pháp để giảm thiểu tai nạn giao thông trong thời gian tới.
Sáng 9-10, UBND tỉnh Ninh Thuận tổ chức Hội nghị sơ kết công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông chín tháng năm 2013 và đề ra các biện pháp để giảm thiểu tai nạn giao thông trong thời gian tới.

Chưa chuyển biến nhận thức

Theo báo cáo của Ban An toàn giao thông (ATGT) tỉnh, từ tháng 12-2012 đến tháng 9-2013, tại Ninh Thuận xảy ra 403 vụ tại nan giao thông (TNGT) đường bộ và đường sắt, trong đó có 81 vụ TNGT rất nghiêm trọng và nghiêm trọng tăng nhiều, làm chết 91 người, bị thương 518 người; thiệt hại tài sản hơn 430 triệu đồng. So với cùng kỳ năm 2012, số người chết tăng 29 người. Số vụ TNGT nghiêm trọng tăng 23 vụ.

Nguyên nhân là do ý thức của người tham gia giao thông chưa cao. Tại TP Phan Rang – Tháp Chàm, tuy tuyến quốc lộ 1A đi ngang qua ngắn nhưng đã xảy ra 24 vụ, làm 25 người chết, 16 người bị thương.

Phó trưởng Công an TP Phan Rang - Tháp Chàm Nguyễn Thành bức xúc: “Tại các ngã ba, ngã tư đều có lắp đặt đèn tín hiệu giao thông và bố trí lực lượng cảnh sát giao thông túc trực, nhưng người tham gia giao thông vẫn cứ ngang nhiên vượt đèn đỏ, phóng nhanh vượt ẩu, dẫn đến TNGT liên tục”.

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Thanh phàn nàn: “Mới chín tháng mà số người chết tăng cao như vậy dù thế nào cũng không đạt mục tiêu phấn đấu giảm từ 5 đến 10% số vụ, số người chết, số người bị thương theo chỉ đạo của Chính phủ. Nhiều địa phương thậm chí thiếu trách nhiệm đến nỗi chưa lập được kế hoạch cụ thể triển khai, còn đùn đẩy cho ngành chức năng, làm sao giảm được TNGT ?”.

Nhân rộng các mô hình hay

Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Lương Hồng Sơn, cho biết: “Sở đã chỉ đạo các trường học xử lý nghiêm khắc học sinh vi phạm, coi đó là một trong những tiêu chí bắt buộc xếp loại hạnh kiểm. Nếu hạnh kiểm yếu vì vi phạm TTANGT, phải ở lại lớp, với học sinh cuối cấp thì không được xét thi tốt nghiệp”.

Hiện nay, các trường học đều xây dựng cổng trường an toàn giao thông, tổ chức cho phụ huynh ký cam kết không giao xe máy cho học sinh đi học; học sinh ký cam kết không đi xe máy đến trường và đi xe đạp điện phải đội mũ bảo hiểm.

Tại huyện Ninh Phước, sau chín tháng thành lập 38 mô hình “Tổ tộc họ tự quản”, 31 tổ an ninh xung kích, câu lạc bộ không có chồng, con vi phạm TTATGT… tích cực tuyên truyền, giáo dục đến từng đối tượng thanh niên, cho nên tình hình vi phạm giảm nhiều.

Đáng chú ý là địa phương đã có biện pháp tuyên truyền Luật giao thông bằng hình thức lồng ghép với những nội dung khác trong các buổi họp dân, mang lại hiệu quả. Hay tại huyện Ninh Sơn, bằng hình thức vận động người dân có người thân bị chết do TNGT hay người bị khuyết tật thân thể do TNGT trực tiếp đi từng hộ gia đình, gặp từng đối tượng để tuyên truyền về hậu quả sau TNGT, đã có tác động tích cực đối với tầng lớp thanh niên. Nhờ đó, trong thời gian qua, tình trạng đua xe trái phép gây tai nạn giảm hẳn.

Chủ tịch Nguyễn Đức Thanh chia sẻ: “Đừng đổ hết lỗi cho người tham gia giao thông. Chính quyền các cấp, các ngành, các địa phương cần xem lại trách nhiệm của mình. Nơi nào chưa nhân rộng được các mô hình hay, chưa ngăn ngừa hiệu quả vi phạm TTATGT là lãnh đạo nơi đó chưa làm hết trách nhiệm”.
Nguồn: Báo Nhân dân

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)