Cà Mau: Nguy cơ TNGT cao trên QL63

Thứ ba, 14/08/2012 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Quốc lộ 63 ngang qua địa bàn tỉnh Cà Mau, có chiều dài trên 40 km từ TP Cà Mau đến xã Trí Phải, huyện Thới Bình. Hơn 12 năm đưa vào sử dụng trên cơ sở nâng cấp từ Tỉnh lộ 12, hiện tại trên tuyến Quốc lộ 63, nhiều đoạn xuống cấp nghiêm trọng và quá chật hẹp so với lưu lượng phương tiện giao thông hằng ngày. Trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trên tuyến rất phức tạp.
Quốc lộ 63 ngang qua địa bàn tỉnh Cà Mau, có chiều dài trên 40 km từ TP Cà Mau đến xã Trí Phải, huyện Thới Bình. Hơn 12 năm đưa vào sử dụng trên cơ sở nâng cấp từ Tỉnh lộ 12, hiện tại trên tuyến Quốc lộ 63, nhiều đoạn xuống cấp nghiêm trọng và quá chật hẹp so với lưu lượng phương tiện giao thông hằng ngày. Trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trên tuyến rất phức tạp.

Dọc theo Quốc lộ 63 hiện có hơn 4.000 hộ dân sinh sống, trong số đó có trên 50% hộ buôn bán nhỏ. Đồng thời, có nhiều cơ sở kinh doanh sản xuất… Theo quy hoạch, chiều rộng của mặt đường là 52 m (tính từ tim lộ vào 26 m). Tuy nhiên, khi đưa vào sử dụng từ năm 2000 đến nay, đường sá không được nâng cấp mở rộng mà chỉ lắp vá tạm thời.

Những tháng đầu năm nay, trên tuyến Quốc lộ 63 xảy ra hàng chục tai nạn giao thông (TNGT). Và cảnh báo của ngành chức năng, TNGT sẽ còn tăng hơn nếu như hạ tầng giao thông trên Quốc lộ 63 không được cải thiện, nâng cấp nhanh chóng.

Ông Nguyễn Thanh Hùng, Chủ tịch UBND xã An Xuyên, TP Cà Mau, cho biết, Quốc lộ 63 ngang qua địa bàn xã có chiều dài khoảng 5 km. Dọc theo tuyến có khoảng 200 hộ dân sinh sống, trong đó có số ít hộ hành nghề mua bán nhỏ.

Nhìn chung, ý thức chấp hành luật và các quy định về an toàn giao thông của người dân địa phương rất tốt. Bởi từ năm 2000, khi có thông báo quy hoạch mở rộng Quốc lộ 63, hầu hết các hộ dân tự nguyện di dời.

Thế nhưng, thời gian chờ đợi thi công quá lâu, nhiều hộ cặm nhà sàn, dựng lều quán bằng cây lá địa phương trên phần đất đã giải tỏa để buôn bán nhỏ và cam kết sẽ tự nguyện di dời khi Nhà nước xây dựng đường.

Mặt khác, dọc theo chiều dài khoảng 6 km, qua các ấp 3, 6 và 9 thuộc địa bàn xã, có khoảng 1.000 hộ dân sinh sống, trong đó có hơn 200 hộ kinh doanh buôn bán lấn chiếm HLATĐB mà lực lượng của xã thiếu và yếu, nên cần được sự hỗ trợ thường xuyên của ngành chức năng huyện, tỉnh.

Theo ông Nguyễn Văn Tấn, Bí thư Đảng ủy - Chủ tịch UBND xã Tân Lộc, thì mặt đường hẹp, loang lổ nhiều đoạn, lưu lượng giao thông đông, tình trạng mua bán của các hộ dân trên tuyến lấn chiếm HLATĐB diễn ra phức tạp... là thực trạng đáng báo động hiện nay trên Quốc lộ 63.

Để lập lại TTATGT trên tuyến này tỉnh cần phải thực hiện cùng lúc việc đề nghị nâng cấp mở rộng đường, quy hoạch chợ; đồng thời hỗ trợ địa phương trong công tác tuần tra kiểm soát giao thông trên tuyến.

Thực tế, phần đông hộ dân cất nhà lấn chiếm HLATĐB phát sinh từ khi tuyến này còn là Tỉnh lộ 12. Đã qua xã vận động người dân không được tái chiếm thêm và cam kết sẽ di dời khi tuyến quốc lộ nâng cấp mở rộng.

Cá biệt có vài hộ cất mới nhà ở và tự ý lấn chiếm HLATĐB, xã có kiểm tra đề nghị tháo dỡ, xây dựng đúng quy hoạch, nhưng những hộ này vẫn cố tình lấn chiếm. Thậm chí là xây dựng ráo riết trong các ngày thứ bảy, chủ nhật, đặt chính quyền địa phương vào chuyện đã rồi. Với điều kiện của địa phương, xã không thể thực hiện việc cưỡng chế giải tỏa, song ngành chức năng của huyện thì chưa quan tâm hỗ trợ.

Thuyld - Theo báo Cà Mau

Lê Đăng Thủy

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)