Vĩnh Phúc: Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm

Thứ tư, 22/06/2011 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Trong những năm qua, đã có nhiều biện pháp đảm bảo TTATGT được triển khai, thực hiện trên phạm vi cả nước nhưng hàng ngày, chúng ta vẫn đọc được, nghe được, tận mắt chứng kiến các vụ tai nạn, va chạm giao thông xảy ra. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tai nạn, va chạm giao thông song với bất cứ nguyên nhân nào thì đằng sau những vụ tai nạn giao thông thảm khốc ấy cũng là nỗi đau khôn cùng của người ở lại.
Trong những năm qua, đã có nhiều biện pháp đảm bảo TTATGT được triển khai, thực hiện trên phạm vi cả nước nhưng hàng ngày, chúng ta vẫn đọc được, nghe được, tận mắt chứng kiến các vụ tai nạn, va chạm giao thông xảy ra. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tai nạn, va chạm giao thông song với bất cứ nguyên nhân nào thì đằng sau những vụ tai nạn giao thông thảm khốc ấy cũng là nỗi đau khôn cùng của người ở lại.
Chỉ tính riêng địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, trong 3 năm (2008- 2010) xảy ra 244 vụ TNGT, làm chết 269 người, bị thương 133 người. So với 3 năm (2005- 2007) trước khi có Nghị quyết số 32/CP, giảm 65 vụ, giảm 48 người chết, giảm 73 người bị thương. Trong đó: đường bộ xảy ra 239 vụ (chết 265 người, bị thương 131 người); đường sắt xảy ra 4 vụ (chết 3 người, bị thương 2 người); đường thuỷ xảy ra 1 vụ, chết 1 người.
Khi những vụ tai nạn giao thông xảy ra, người tham gia giao thông thường đổ lỗi cho đường xá, cuối cùng quy là “tại số”… nhưng trên thực tế, với sự đầu tư của Nhà nước, đóng góp của nhân dân, cơ sở hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh đã và đang được ưu tiên đầu tư. Các ngành chức năng thường xuyên bổ sung hệ thống báo hiệu, gương cầu lồi, phát quang và mở rộng đường tại những vị trí “cua gấp”; nâng cấp, cải tạo, đưa vào sử dụng một số tuyến đường… Công tác phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt được quan tâm. Việc phát triển mạng lưới xe buýt phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân đã giảm mật độ phương tiện giao thông cá nhân…
Mặt khác, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông được coi là nhiệm vụ hàng đầu trong công tác bảo đảm TTATGT. Ban ATGT tỉnh chủ động phối hợp với các cấp, các ngành, đoàn thể tổ chức ký cam kết thực hiện đảm bảo TTATGT cho hơn 50.000 cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên trên toàn tỉnh, duy trì tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa trên hệ thống loa truyền thanh các xã, phường, thị trấn, khu dân cư; duy trì các đoạn đường, các khu dân cư tự quản về ATGT… Các phương tiện thông tin đại chúng thường xuyên đăng tải các tin, bài, ảnh, phóng sự về ATGT, qua đó giúp người dân có văn hoá khi tham gia giao thông.
Cùng với công tác tuyên truyền, công tác TTKS lưu động được tăng cường, kịp thời xử lý nghiêm các hành vi vi phạm TTATGT, tập trung vào các hành vi là nguyên nhân trực tiếp gây TNGT. Trong 4 năm (2007- 2010), phát hiện, lập biên bản 220.394 trường hợp vi phạm TTATGT đường bộ, tạm giữ 39.686 phương tiện các loại, tước giấy phép lái xe 5.814 trường hợp, ra quyết định xử phạt 211.099 trường hợp với số tiền gần 70 tỷ đồng.
Hàng năm, Ban ATGT tỉnh tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành tiến hành kiểm tra xử lý các hành vi vi phạm Luật giao thông đường thuỷ nội địa, qua đó chấn chỉnh, ký cam kết bảo đảm TTATGT đường thủy nội địa với các chủ bến đò, bến khách ngang sông và người điều khiển phương tiện thuỷ.
Công an tỉnh chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ phối hợp với chính quyền địa phương và ngành đường sắt tăng cường công tác bảo đảm TTATGT đường sắt, đã phát hiện, lập biên bản ra quyết định xử phạt 248 trường hợp.
Lực lượng CSGT, Cảnh sát trật tự ra thông báo 41.235 trường hợp cán bộ, công nhân viên chức, học sinh, sinh viên vi phạm về cơ quan, trường học, tổ dân phố…nơi người vi phạm học tập, công tác, cư trú để kiểm điểm, giáo dục.
Lực lượng quần chúng tham gia giữ gìn TTATGT tại các tụ điểm công cộng, phức tạp về ATGT đã phát huy tốt vai trò trách nhiệm và thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ hướng dẫn, đảm bảo TTATGT, trật tự công cộng tại các tụ điểm phức tạp về TTATGT trên địa bàn.
Không chỉ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tăng cường tuần tra kiểm soát lưu động, cơ quan chức năng còn tăng cường công tác quản lý, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, sát hạch GPLX, trình độ chuyên môn, ý thức trách nhiệm cho cán bộ và sát hạch viên, giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho lái xe…
Có thể nói, các biện pháp đảm bảo TTATGT được các cấp, các ngành, đoàn thể thực hiện đồng bộ, quyết liệt góp phần kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông trên địa bàn tỉnh. Kết quả ấy giúp Vĩnh Phúc ở trong số các tỉnh 3 năm liền được Uỷ ban ATGT Quốc gia tặng Cờ thi đua xuất sắc và Bằng khen vì có nhiều thành tích xuất sắc trong công tác bảo đảm TTATGT.
Tuy TNGT được kiềm chế nhưng số người chết vì TNGT còn ở mức cao, trong đó có những vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng… Qua công tác thống kê, phân tích, điều tra các vụ tai nạn giao thông cho thấy: ý thức tự giác chấp hành pháp luật của nhiều người tham gia giao thông chưa cao, đặc biệt là đối tượng thanh, thiếu niên. Phương tiện gây TNGT chủ yếu vẫn do xe mô tô, xe máy. Các lỗi gây TNGT chủ yếu do người điều khiển phương tiện vi phạm tốc độ (78 vụ), đi sai phần đường (72 vụ), tránh vượt sai quy định (21 vụ), không chú ý quan sát (20 vụ)…
Từ thực tế công tác đảm bảo TTATGT thời gian qua, để TNGT không trở thành hiểm hoạ đối với mỗi người, mỗi nhà, trong thời gian tới, các ngành chức năng tập trung tuyên truyền TTATGT tại các trường Đại học, cao đẳng, trung học dạy nghề và các trường THPT, xây dựng nhiều mô hình tự quản về TTATGT tại các khu dân cư, trường học; tăng cường công tác TTKS, chú trọng tuần tra lưu động, nhất là các đoạn đường và khoảng thời gian thường xảy ra TNGT; phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm TTATGT.

Trungna (theo baovinhphuc)

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)