Kom Tum: Ngành Giao thông Vận tải: Nỗ lực đảm bảo giao thông thông suốt trong mùa mưa bão

Thứ sáu, 24/06/2011 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Mặc dù đã chủ động xây dựng phương án phòng chống lụt bão nhưng trong mùa mưa bão năm trước, nhiều tuyến như Tỉnh lộ 672, 674, 675, 677, 678 bị sạt lở, lầy lội… và ngành Giao thông Vận tải tỉnh cũng bị thiệt hại hơn 3,3 tỷ đồng do mưa bão. Theo dự báo, mùa mưa bão năm nay sẽ diễn biến rất phức tạp, nên ngay từ đầu năm Ngành GTVT đã xây dựng các phương án ứng phó cụ thể nhằm bảo đảm giao thông an toàn, thông suốt.
Mặc dù đã chủ động xây dựng phương án phòng chống lụt bão nhưng trong mùa mưa bão năm trước, nhiều tuyến như Tỉnh lộ 672, 674, 675, 677, 678 bị sạt lở, lầy lội… và ngành Giao thông Vận tải tỉnh cũng bị thiệt hại hơn 3,3 tỷ đồng do mưa bão. Theo dự báo, mùa mưa bão năm nay sẽ diễn biến rất phức tạp, nên ngay từ đầu năm Ngành GTVT đã xây dựng các phương án ứng phó cụ thể nhằm bảo đảm giao thông an toàn, thông suốt.

Theo đó, cùng với việc kiện toàn, củng cố BCH PCLB-GNTT, phân công các thành viên phụ trách từng tuyến đường theo dõi, nắm tình hình tuyến đường, ngành GTVT đã yêu cầu các đơn vị chủ động triển khai các phương án phòng chống lụt bão đã được duyệt; cử lực lượng thường xuyên tuần tra, tuần đường, đặc biệt chú ý các vị trí xung yếu; chuẩn bị sẵn sàng vật tư, nhân lực, máy móc ứng cứu khi có sự cố xảy ra.

Ngoài ra, Sở GTVT đã chuẩn bị vật tư, thiết bị gồm dàn thép H350, dàn cầu Ben Lây, dàn cầu dầm thép địa phương, rọ đá, đá hộc. .. để bổ sung ứng cứu cho các tuyến đường trong bất cứ trườn hợp nào. Bên cạnh đó, yêu cầu các đơn vị quản lý cử người trực gác 24/24h, thường xuyên tuần tra tại các tuyến và vị trí xung yếu, phát hiện kịp thời nguy cơ sạt lở, ách tắc giao thông để có biện pháp sửa chữa, khắc phục. Tất cả các vật tư đã được tập kết tại các điểm xung yếu, tại các hạt quản lý đường bộ trên các tuyến đường để ứng phó kịp thời.
Thực tế trên Quốc lộ 24, đoạn từ km 69 đến km80; đoạn từ km 90 đến km 105 và đoạn km 118 đến km 137... chúng tôi nhận thấy đơn vị quản lý đường đã cử người thường xuyên tuần tra, theo dõi, chuẩn bị rọ đá, đá hộc để sẵn sàng xử lý khi xảy ra sự cố. Tại cầu tạm Kon Prai- điểm xung yếu có nguy cơ sạt lở cao trong mùa mưa bão, đơn vị quản lý đã bố trí lực lượng túc trực điều khiển phân luồng giao thông, từng xe một qua cầu để đảm bảo an toàn và gây hư hại đến cầu. Bên cạnh cầu tạm, đơn vị thi công cầu Kon Prai vừa đẩy nhanh tiến độ thi công vừa khơi thông dòng chảy để không ảnh hưởng đến việc thi công và đảm bảo an toàn cho công nhân trong khi thi công.
Ông Đỗ Minh Sơn- Hạt trưởng Hạt quản lý Quốc lộ 24 cho biết: Cùng với việc tập trung duy tu, bảo dưỡng đảm bảo giao thông trong mùa mưa, chúng tôi còn cử công nhân thường xuyên tuần tra, rà soát trên toàn tuyến, nhất là tại các điểm xung yếu, tiến hành cắm biển báo điểm nguy cơ sạt lở, đồng thời tập kết sẵn vật liệu ngay tại các điểm xung yếu và chuẩn bị máy múc, máy ủi tại Hạt để sẵn sàng ứng phó khi xảy ra sạt lở, ùn tắc giao thông...

Ông Ninh Văn Đề-Trưởng phòng Quản lý Kết cấu hạ tầng giao thông (Sở Giao thông Vận tải tỉnh) cho biết: Để bảo đảm giao thông, với vai trò là cơ quan quản lý Nhà nước về giao thông, chúng tôi đã làm việc với Ban Quản lý đường Hồ Chí Minh tại Kon Tum, chỉ đạo đơn vị thi công thực hiện các biện pháp đảm bảo thông trên toàn tuyến, nhất là việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng 3 cầu Tân Phú, Đăk Cấm, Đăk Bla... Ngoài ra, trong trường hợp xấu, chúng tôi đã chuẩn bị sẵn sàng 3 dầm thép H350 , mỗi dầm dài 12m, dàn cầu Ben Lây kép dài 12m, dàn cầu dầm thép địa phương dài 15m, dàn cầu Ben lây kép 2 dài 18m và dàn cầu Pen Rô dài 33 m để sẵn sàn ứng cứu khi xảy ra sự cố đứt đường, sập cầu...
Tuy nhiên, theo Sở GTVT, các phương án đảm bảo giao thông thông suốt trong mùa mưa bão năm nay đã được Ngành quan tâm và chủ động nhưng khả năng xảy ra lầy lội tại các tuyến Tỉnh lộ chắc chắn sẽ xảy ra. Các tuyến có nhiều khả năng khó đi nhất là Tỉnh lộ như 673, 672, 678 và Quốc lộ 14C. Bởi vì, những tuyến đường này trước đây đã bị sạt lở nhiều vị trí, hư hại khá nặng từ cơ bão số 9/2009 nhưng mới chỉ khắc phục được tạm thời, do đó, “sức chịu đựng” đã phần nào bị giảm bớt. Đặc biệt là Tỉnh lộ 678 đi 4 xã phía Tây cuả huyện Tu Mơ Rông. Tuyến đường này nền đường yếu, rất dễ sạt lở khi có mưa kéo dài, nhất là đoạn dốc Văn Loan và tại ngầm Đăk Tờ Kan, mùa mưa năm ngoái đã 2 lần bị trôi, năm nay nếu mưa lớn thì khó khăn cho xe ô tô qua ngầm mà chỉ có thể đi bộ hoặc đi xe máy qua cầu treo.
Với thực tế trên, thì việc bảo đảm giao thông thông suốt trong mùa mưa bão năm nay sẽ rất khó khăn nhưng hy vọng với sự chủ động của Ngành GTVT giao thông sẽ được bảo đảm thông suốt.
Trungna (theo baokontum)

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)