Cà Mau: An toàn giao thông đường thuỷ năm 2010: Nhiều nỗi lo từ năm cũ

Thứ tư, 20/01/2010 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Theo báo cáo của Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) đường thủy, năm 2009, toàn tỉnh đã xảy ra 18 vụ tai nạn giao thông (TNGT) làm chết 16 người và bị thương 4 người. So với cùng kỳ năm 2008, TNGT năm 2009 giảm cả ba mặt (số vụ, số người chết và bị thương). Tuy nhiên, số trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường thủy tăng hơn so với năm trước.
Theo báo cáo của Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) đường thủy, năm 2009, toàn tỉnh đã xảy ra 18 vụ tai nạn giao thông (TNGT) làm chết 16 người và bị thương 4 người. So với cùng kỳ năm 2008, TNGT năm 2009 giảm cả ba mặt (số vụ, số người chết và bị thương). Tuy nhiên, số trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường thủy tăng hơn so với năm trước.
Trong nhiều đợt ra quân lập lại TTATGT, lực lượng CSGT đường thủy đã kiểm tra hơn 32.000 trường hợp, buộc viết cam kết hơn 22.000 trường hợp, xử phạt hành chánh 9.287 trường hợp, thu tổng số tiền phạt hơn 2 tỷ đồng, tịch thu 15 bằng thuyền trưởng, máy trưởng giả và tước quyền sử dụng bằng thuyền trưởng có thời hạn 7 trường hợp.
Toàn tỉnh có hơn 99.000 phương tiện thủy nội địa tham gia giao thông, nhưng chỉ có khoảng hơn 20% phương tiện có đăng ký và chỉ khoảng 30% người điều khiển phương tiện thủy nội địa có bằng, chứng chỉ.
Đa phần người dân nông thôn còn hạn chế hiểu biết về pháp luật, trong khi cơ quan quản lý Nhà nước về phương tiện giao thông đường thủy, cũng như đơn vị trực tiếp tổ chức học thi chứng chỉ chưa tạo điều kiện tốt nhất cho người dân tham gia đăng ký học và thi lấy chứng chỉ. Vì vậy, lực lượng CSGT gặp không ít trở ngại trong việc áp dụng hình thức xử phạt.
Đáng lo ngại hơn, điều khiển phương tiện thủy nội địa là trẻ em dưới tuổi quy định cho phép, trong khi hệ thống biển báo giao thông đường thủy chưa hoàn chỉnh, các tuyến kinh rạch không có đèn chiếu sáng công cộng vào ban đêm mà trẻ nhỏ thì không có đủ bình tĩnh để xử lý tình huống, sự cố xảy ra.
Tình trạng điều khiển phương tiện khi trong người có rượu bia vẫn còn khá phổ biến ở khu vực nông thôn. Ở một số địa phương công tác bảo đảm TTATGT chưa được chính quyền xây dựng kế hoạch quản lý cụ thể, năng lực cán bộ còn hạn chế nên việc xử lý các trường hợp vi phạm đôi lúc còn lúng túng, hiệu quả chưa cao.
Mặc dù đã được các cơ quan thông tin đại chúng phản ánh nhiều lần, song, trong thời gian qua, việc thanh thải các chướng ngại vật trên sông chỉ mang tính phong trào, chưa duy trì ổn định lâu dài.
Theo đề nghị của Chi cục Đường thủy nội địa phía Nam về "giải quyết tình trạng đặt các chướng ngại vật nằm trên luồng, tuyến quy định", năm 2009, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành có liên quan và chính quyền địa phương các cấp xây dựng kế hoạch phối hợp thực hiện kiên quyết việc giải tỏa các chướng ngại vật trên các tuyến sông. Song, đến nay việc vẫn chưa có chuyển biến tích cực./.
 Báo Cà Mau

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)