An toàn giao thông năm 2010: Lạng Sơn phấn đấu đạt 3 giảm

Thứ bẩy, 30/01/2010 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Với đặc điểm của một tỉnh miền núi, biên giới có các cửa khẩu quốc tế, quốc gia và nhiều cặp chợ đường biên, lưu lượng người, hàng hóa và các phương tiện tham gia giao thông qua địa bàn tỉnh ta là khá lớn. Cùng với đó, kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ chưa đáp ứng được theo sự phát triển của phương tiện, nhiều xe tải nặng tham gia lưu thông, cầu, đường xuống cấp chưa được sửa chữa kịp thời, ý thức người tham gia giao thông chưa cao, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông (TNGT) rất lớn.
Với đặc điểm của một tỉnh miền núi, biên giới có các cửa khẩu quốc tế, quốc gia và nhiều cặp chợ đường biên, lưu lượng người, hàng hóa và các phương tiện tham gia giao thông qua địa bàn tỉnh ta là khá lớn. Cùng với đó, kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ chưa đáp ứng được theo sự phát triển của phương tiện, nhiều xe tải nặng tham gia lưu thông, cầu, đường xuống cấp chưa được sửa chữa kịp thời, ý thức người tham gia giao thông chưa cao, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông (TNGT) rất lớn.
Trước thực tế trên, thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Chính phủ và của tỉnh, trong năm 2009 các cấp, các ngành đã tập trung tuyên truyền, chỉ đạo bảo đảm trật tự ATGT. Lực lượng chức năng thường xuyên tuần tra kiểm soát trên các địa bàn trọng điểm, xử phạt nghiêm minh các đối tượng vi phạm để kiềm chế TNGT. Tuy vậy, trong năm qua trên địa bàn tỉnh ta vẫn xẩy ra 170 vụ TNGT (đường sắt và đường bộ), làm chết 139 người, bị thương 188 người. So với năm 2008, giảm 44 vụ, giảm 69 người bị thương nhưng số người chết do TNGT lại tăng đến 10 người. Trong số 11 huyện, thành phố chỉ có Tràng Định, Văn Quan giảm được TNGT cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương so với năm 2008. Lực lượng cảnh sát giao thông các huyện, thành phố và tỉnh đã lập biên bản, xử phạt hành chính 65.521 trường hợp phương tiện vi phạm trật tự ATGT, thu gần 19,4 tỷ đồng nộp ngân sách Nhà nước.
Mặc dù các cấp, các ngành, đoàn thể đã có nhiều cố gắng trong việc triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh, tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự ATGT bằng nhiều hình thức, cũng như tăng cường quản lý phương tiện và người điều khiển phương tiện giao thông nhưng việc vi phạm pháp luật khi tham gia giao thông vẫn diễn biến phức tạp. Ý thức chấp hành pháp luật về trật tự ATGT, văn hóa giao thông của đa số người tham gia giao thông chưa cao, những vi phạm thường xẩy ra là chạy quá tốc độ, phóng nhanh, vượt ẩu, điều khiển phương tiện sau khi sử dụng rượu bia quá mức cho phép...là nguyên nhân trực tiếp gây ra phần lớn các vụ TNGT.
Tiếp tục thực hiện công tác bảo đảm trật tự ATGT trên địa bàn, bước sang năm 2010 Ban ATGT tỉnh đã đề ra mục tiêu phấn đấu 3 giảm về TNGT (giảm cả 3 tiêu chí): số vụ, số người chết, số người bị thương so với năm 2009 đồng thời không để xẩy ra ùn tắc giao thông. Để thực hiện được mục tiêu kiềm chế TNGT, trước hết cần xác định bảo đảm trật tự ATGT là nhiệm vụ chính trị của các cấp, các ngành, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở, tránh tư tưởng khoán trắng, coi đó là nhiệm vụ của ngành, lực lượng chức năng. Tiếp tục quán triệt, thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, của tỉnh về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự ATGT. Đổi mới công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp với từng đối tượng để mọi người nêu cao ý thức, tự giác chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông, gắn việc chấp hành luật giao thông thành một trong những tiêu chí để bình xét thi đua tại khu dân cư.
Ngay trước mắt, các huyện, thành phố cần tập trung chỉ đạo quyết liệt, giảm thiểu TNGT ngay từ đầu năm, nhất là trong dịp tết và mùa lễ hội. Kinh nghiệm nhiều năm cho thấy đây là thời điểm nguy cơ TNGT tăng cao hơn lúc nào hết. Xử lý nặng các trường hợp lạng lách, đánh võng, đua xe.Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về bảo đảm trật tự ATGT, kiên quyết xử lý các trường hợp lấn chiếm, tái lấn chiếm lòng, lề đường, hành lang ATGT đường bộ, nâng cao chất lượng đăng kiểm an toàn kỹ thuật phương tiện cơ giới đường bộ, công tác đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe. Tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát nhất là các địa bàn trọng điểm, có nguy cơ tiềm ẩn TNGT cao, thường xuyên kiểm tra hoạt động vận tải khách công cộng, kịp thời xóa các tụ điểm “xe dù”, “bến cóc”. Ngành chức năng cần tiếp tục điều tra, khảo sát, bổ sung kịp thời hệ thống biển báo ở những đoạn đường hay xẩy ra TNGT để người tham gia giao thông chủ động phòng ngừa.
Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về trật tự ATGT của các đối tượng khi tham gia giao thông là đem lại hạnh phúc cho mọi người, mọi nhà và cả xã hội. Vì vậy, bảo đảm trật tự ATGT cần sự vào cuộc của tất cả các cấp, các ngành, đoàn thể nhằm giảm thiểu thấp nhất những thiệt hại không đáng có xẩy ra.
Báo Lạng Sơn

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)