Từ đầu năm đến nay trên toàn tỉnh đã xảy ra 118 vụ tai nạn giao thông làm chết 121 người, bị thương 131 người, thiệt hại tài sản khoảng trên 400 triệu đồng. Tuy số vụ và số người chết giảm so với 6 tháng đầu năm 2009 nhưng đây vẫn là con số rất cao đối với một tỉnh như Gia Lai. Bên cạnh đó, lực lượng cảnh sát giao thông trong tỉnh đã lập biên bản và ra quyết định xử phạt 54.890 trường hợp vi phạm. Trong đó tước 576 giấy phép lái xe, tạm giữ 393 ô tô, 18.601 mô tô, 25 phương tiện khác và 29.704 giấy tờ phục vụ cho công tác xử lý.
Thượng tá Phạm Văn Uấn- Phó Trưởng phòng CSGT- Công an Gia Lai cho biết: “tình hình tai nạn giao thông 6 tháng đầu năm diễn biến hết sức phức tạp, tai nạn giao thông vẫn nguy cơ tiềm ẩn xảy ra. Nguyên nhân chính là do cơ sở hạ tầng giao thông chưa đáp ứng được nhu cầu gia tăng của phương tiện giao thông, ý thức của một bộ phận người tham gia giao thông chấp hành Luật giao thông đường bộ kém”.
Từ đầu năm đến nay trên toàn tỉnh đã xảy ra 118 vụ tai nạn giao thông làm chết 121 người, bị thương 131 người, thiệt hại tài sản khoảng trên 400 triệu đồng. Tuy số vụ và số người chết giảm so với 6 tháng đầu năm 2009 nhưng đây vẫn là con số rất cao đối với một tỉnh như Gia Lai. Bên cạnh đó, lực lượng cảnh sát giao thông trong tỉnh đã lập biên bản và ra quyết định xử phạt 54.890 trường hợp vi phạm. Trong đó tước 576 giấy phép lái xe, tạm giữ 393 ô tô, 18.601 mô tô, 25 phương tiện khác và 29.704 giấy tờ phục vụ cho công tác xử lý.
Trung tá Nguyễn Văn Đức- Đội phó đội tuần tra, kiểm soát 2-19, phòng CSGT cho biết: Riêng tại quốc lộ 19 Đội đã phát hiện và lập biên bản 15.800 trường hợp vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông, tạm giữ 163 xe ô tô, 284 xe mô tô. Trong đó, vi phạm về tốc độ là trên 11 nghìn trường hợp, 479 trường hợp chở quá tải, 870 trường hợp chở quá số người qui định. Như vậy, có thể thấy ý thức chấp hành Luật của người tham gia giao thông hiện nay là hạn chế. Đặc biệt nhiều vụ tai nạn giao thông xảy ra là do lỗi về tốc độ. Cụ thể xảy ra 15 vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, 2 vụ rất nghiêm trọng”.
Nghị định 34/2010/NĐ-CP về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ với mức phạt rất cao với hy vọng sẽ hạn chế tai nạn giao thông nhưng trên địa bàn Gia Lai sau 1 tháng triển khai vẫn diễn biến hết sức phức tạp.
Thượng tá Phạm Văn Uấn nhấn mạnh “Việc chấp hành thực hiện Luật giao thông đường bộ và Nghị định 34 của một bộ phận nhân dân vẫn yếu kém nên đã xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng. Tính từ khi Nghị định 34 bắt đầu có hiệu lực thì tai nạn giao thông ở Gia Lai tăng cả ba chỉ số. Cụ thể so với thời gian liền kề là tăng 13 vụ, tăng 16 người chết, số người bị thương tăng 21 người. Trong đó vi phạm tốc độ là 6 vụ. Ra quyết định xử phạt tới gần 8 nghìn trường hợp, nộp kho bạc nhà nước hơn 2 tỉ đồng. Như vậy, dù được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, các ngành về công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông nhưng tình hình vi phạm vẫn phức tạp và có chiều hướng gia tăng”.
Như vậy, có thể thấy dù nhiều cơ quan ban ngành đã tuyên truyền, vận động nhưng tình hình vi phạm Luật giao thông đường bộ vẫn đang ở mức cao. Điều này cho thấy việc kiềm chế tai nạn giao thông vẫn đang là một bài toán khó có lời giải khi mà ý thức người tham gia thông vẫn còn hạn chế.
Theo Báo Gia Lai