Trên cơ sở kế hoạch của Ban An toàn giao thông tỉnh, các huyện, thị xã, thành phố, các ban, ngành, đoàn thể, các đơn vị có liên quan đã tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật về TTATGT đến tận xã, phường, khu dân cư, trường học; các tuyến quốc lộ, đường tỉnh tiếp tục được duy tu, sửa chữa, bổ sung cọc tiêu, biển báo hiệu giao thông đường bộ...
Để kiềm chế và giảm thiểu tai nạn giao thông, ngay từ đầu năm, Ban An toàn giao thông tỉnh đã có kế hoạch bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT).
Trên cơ sở kế hoạch của Ban An toàn giao thông tỉnh, các huyện, thị xã, thành phố, các ban, ngành, đoàn thể, các đơn vị có liên quan đã tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật về TTATGT đến tận xã, phường, khu dân cư, trường học; các tuyến quốc lộ, đường tỉnh tiếp tục được duy tu, sửa chữa, bổ sung cọc tiêu, biển báo hiệu giao thông đường bộ. Đi đôi với công tác tuyên truyền, các lực lượng chức năng như công an, thanh tra giao thông, tăng cường lực lượng, phương tiện, triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông. Đồng thời, tập trung xử lý các hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây tai nạn giao thông như xe mô tô chở quá số người theo quy định, lạng lách đánh võng, uống rượu bia quá nồng độ cho phép nhưng vẫn điều khiển phương tiện tham gia giao thông; xe khách chở quá số người theo quy định 8 tháng đầu năm, thông qua tuần tra, kiểm soát, các lực lượng chức năng đã lập biên bản xử lý 66.425 trường hợp vi phạm pháp luật về TTAGT (23.567 xe ô tô, 42.858 xe mô tô), tước giấy phép lái xe 1.271 trường hợp, tạm giữ 3.947 phương tiện (195 xe ô tô, 3.752 xe mô tô), xử phạt nộp Kho bạc Nhà nước hơn 18,125 tỷ đồng.
Công an tỉnh đã phối hợp với ngành Giao thông - Vận tải tăng cường kiểm tra, giám sát vận tải khách bằng xe ô tô; thực hiện việc kiểm tra, giám sát ngay tại bến xe, các điểm xuất phát để phát hiện, xử lý nghiêm minh xe khách vi phạm các quy định của pháp luật về TTATGT. Tuy nhiên, theo báo cáo của Văn phòng Ban An toàn giao thông tỉnh, 8 tháng năm 2010 trên địa bàn tỉnh vẫn xảy ra 148 vụ tai nạn giao thông, giảm 18 vụ so với cùng kỳ năm 2009; làm chết 167 người, giảm 22 người; làm bị thương 80 người, tăng 11 người. Nguyên nhân chủ yếu gây tai nạn giao thông được lực lượng công an và thanh tra giao thông xác định là do vi phạm tốc độ, vi phạm phần đường, thiếu chú ý quan sát, tránh vượt sai quy định... Các tuyến xảy ra nhiều tai nạn giao thông là Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 45, Quốc lộ 47, đường liên xã, đường nội thị... Địa bàn xảy ra nhiều tai nạn giao thông là các huyện Tĩnh Gia, Hoằng Hóa, Quảng Xương, TP Thanh Hóa.
Thực tế công tác bảo đảm TTATGT những tháng đầu năm 2010 cho thấy tai nạn giao thông tuy có giảm so với cùng kỳ năm 2009 nhưng vẫn còn ở mức cao, nhiều vụ tai nạn giao thông đã gây thiệt hại lớn về người và tài sản. ý thức chấp hành Luật Giao thông của người tham gia giao thông còn kém, người điều khiển xe mô tô lai đèo nhiều người, không đội mũ bảo hiểm, phóng nhanh, vượt ẩu... nhất là thanh, thiếu nhi; xe chở quá số người quy định, phóng nhanh vượt ẩu. Xe quá khổ, quá tải cầu đường không xin phép vẫn hoạt động nhưng các lực lượng chức năng chưa có biện pháp xử lý kiên quyết. Quan sát trên địa bàn TP Thanh Hóa những ngày thứ 7, chủ nhật vừa qua cho thấy còn khá nhiều thanh niên điều khiển xe mô tô không đội mũ bảo hiểm, phóng nhanh, vượt ẩu, lạng lách, đánh võng... vượt tín hiệu đèn giao thông tại các ngã tư. Hành vi này không những vi phạm các quy định tại Nghị định 34/2010/NĐ-CP của Chính phủ, mà còn gây tai nạn giao thông cho một số người khác khi tham gia giao thông. Hầu hết các địa phương việc tổ chức triển khai thực hiện Quyết định số 1856/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ chưa thực sự quyết liệt nên tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường... vẫn xảy ra. Trách nhiệm quản lý Nhà nước về công tác bảo đảm TTATGT của một số địa phương, ngành, đơn vị có liên quan chưa được đề cao; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT còn hạn chế. Nhiều tuyến đường trên địa bàn tỉnh vừa đầu tư mở rộng, nâng cấp vừa khai thác nhưng các đơn vị thi công chưa thực sự quan tâm đến công tác bảo đảm TTATGT.
Để tiếp tục thực hiện tốt Tháng an toàn giao thông (tháng 9 hàng năm), các địa phương, ngành chức năng đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn các tầng lớp nhân dân, trong đó chú trọng lực lượng thanh, thiếu nhi thực hiện các tiêu chí văn hóa khi tham gia giao thông; hiểu đúng, đầy đủ các quy định của pháp luật và tự giác chấp hành các quy định của pháp luật về TTATGT; khi tham gia giao thông có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng, biết tôn trọng, nhường nhịn, biết chia sẽ, giúp đỡ người khác... Các cơ quan quản lý Nhà nước, đơn vị vận tải tiếp tục giáo dục nâng cao đạo đức nghề nghiệp và kỹ năng lái xe an toàn cho đội ngũ lái xe, nhất là lái xe ô tô chở khách; tăng cường quản lý hoạt động của các bến khách ngang sông, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn đò ngang