Giải pháp kiềm chế thiệt hại về tai nạn giao thông trên tuyến đường vùng cao

Thứ ba, 24/11/2009 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Những năm qua, tỉnh ta đã xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng ở các tuyến đường vùng cao gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản. Tính từ năm 1996 đến nay, toàn tỉnh đã xảy ra hàng nghìn vụ tai nạn giao thông, ước tính thiệt hại về tài sản hàng chục tỷ đồng.
Những năm qua, tỉnh ta đã xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng ở các tuyến đường vùng cao gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản. Tính từ năm 1996 đến nay, toàn tỉnh đã xảy ra hàng nghìn vụ tai nạn giao thông, ước tính thiệt hại về tài sản hàng chục tỷ đồng.

 

Tăng cường tuần tra kiểm soát trên tuyến đường vùng cao          


Phân tích nguyên nhân các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng thấy rằng: Mặc dù các tuyến đường giao thông đi vùng cao đã được đầu tư nâng cấp, tạo nên những khởi sắc phục vụ đắc lực công cuộc phát triển của tỉnh, song với đó, lưu lượng phương tiện tham gia giao thông tăng và kéo theo những phức tạp về trật tự an toàn giao thông. Mặt khác, các tuyến đường huyện vùng cao, do vực thẳm sâu, và không cóhành lang an toàn bảo vệ, không có vật cản, nên khi xảy ra tai nạn, xe lao thẳng xuống vực làm nhiều người chết và bị thương, còn vớiphương tiện thì bị hư hỏng nặng, thậm chí còn bị hư hỏng hoàn toàn. Bởi đặc điểm thời tiết đặc thù của vùng cao với hơn 40% những ngày trong năm là sương mù che phủ, cùng với những con đường quanh co, đồi dốc liên tục làm cho việc vận hành của các phương tiện giao thông gặp rất nhiều hạn chế. Nhất là những ngày mưa lũ, mặt đường trơn trượt và hiện tượng sạt lở lấp mặt đường hoặc qua một đêm mặt đường tự dưng biết mất, không phải là hiếm thấy ở các tuyến đường vùng cao.


Từ thực tế về TTATGT, nhất là tai nạn giao thông nghiêm trọng đặt ra cho lực lượng chức năng cần có giải pháp hợp lý cho vấn đề này. Muốn làm được điều đó cần phải đầu tư nghiên cứu đưa ra những luận cứ và giải pháp khoa khọc, xây dựng đề án nhằm ổn định giao thông trên địa bàn Hà Giang, trọng tâm là các tuyến đường vùng cao; cải tạo lắp đặt các thiết bị an toàn giao thông; xây dựng đề án trồng cây xanhphù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu từng vùng dọc tuyến lộ đi các huyện vùng cao, tạo cảnh quan môi trường, chống sạt lở và giảm thiểu tai nạn giao thông nghiêm trọng, góp phần ổn định AN-QP, phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội trên địa bàn toàn tỉnh.Việc thực hiện trồng cây ven quốc lộ, có thể thấy được nhiều ý nghĩa thiết thực, bởi vì có nhiều hộ dân làm nhà và sinh sống bên dưới các tuyến đường giao thông ở vùng cao, mà lưu lượng xe đi lại không phải là ít, nếu xảy ra tai nạn, xe lao ra khỏi phần đường rơi xuống nhà dân, thì hậu quả khôn lường. Chính vì vậy việc trồng cây dọc đường ta luy âm, sau 7 đến 10 năm cây phát triển sẽ giải quyết được vấn đề đó, cây sẽ là rào cản hữu hiệu khi tai nạn xảy ra đối với phương tiện tham gia giao thông, sẽ tránh được việc xe bị lao xuống vực và người dân lao động sản xuất bên dưới đường giao thông cũng được yên tâm hơn. Mô hình này được triển khai tại 3 huyện: Xín Mần, Bắc Mê, Yên Minh, thuộc Quốc lộ178; Quốc lộ 34; Quốc lộ 4C, với tổng diện tích là 22,5 ha dọc theo hành lang an toàn giao thông. Bước đầu thực hiện, đã được sự đồng thuận của cấp uỷ, chính quyền và sự ủng hộ của bà con nhân dân tại cơ sở nơi triển khai dự án.
Diện tích cây trồng của dự án được trực tiếp giao cho người dân chăm sóc, quản lý và nêu cao trách nhiệm của người dân, giúp họ thấy được những điều có lợi từ việc trồng cây. Trong đó, việc triển khai bước đầu là rất quan trọng, để làm điểm cho toàn tỉnh, chính vì vậy sự ủng hộ của nhân dân là vấn đề rất quan trọng.Mô hình trồng cây xanh tạo cảnh quan, chống sạt lở nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông, là giải pháp khoa học, đã được nghiên cứu đánh giá từ thực tiễn khách quan và chủ quan trọng vấn đề TTATGT của tỉnh ta. Bước đầu, dự án triến khai đều thuận lợi và mang nhiều tín hiệu vui. Số lượng cây trồng qua kiểm tra, đều đạt theo dự kiến đã đề ra

Nói về giải pháp kiềm chế thiệt hại về tai nạn giao thông ở tuyến đường vùng cao, bằng việc trồng cây xanh theo dọc ta luy âm, Đại tá Nguyễn Đức Niên, Phó Giám đốc Công an tỉnh, cho biết: Vấn đề đảm bảo TTATGT của tỉnh Hà Giang luôn đặt ra cho lực lượng chức năng Công an tỉnh nhiều trăn trở. Chính vì vậy,tập thể lãnh đạo Công an tỉnh và các đơn vị chức năng đã tập trung nghiên cứu xây dựng đề tài mang tính chất khoa học, nhằm tìm giải pháp hữu hiệu nhất, để giảm thiểu các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, đặc biệt đối với tuyến giao thông lên các huyện vùng cao và đề xuất xây dựngmô hình trồng cây xanh, tạo cảnh quan, vừa chống sạt lở đất, vừa có tác dụng giảm thiểu tai nạn giao thông nghiêm trọng. Đây là đề tài chủ yếu xây dựng trên cơ sở phát huy ý thức, trách nhiệm của nhân dân đối với nhiệm vụ chung của tỉnh về TTATGT. Nhìn chung, bước đầu khi triển khai dự án tại các địa bàn cơ sở để làm điểm, có sự đồng thuận rất lớn của cấp uỷ, chính quyền địa phương và sự đồng tình ủng hộ của nhân dân, xây dựng mô hình ban đầu phải có tính khả thi phù hợp với thực tế của địa phương, đó là yêu cầu cấp thiết đặt ra khi triển khai dự án, để từ đó phát động toàn dân các hộ ven tuyến quốc lộ, phân công trách nhiệm và làm cho người dân thấy rõ nhiệm vụ lợi ích của mình gắn lợi ích chung của Nhà nước, xã hội, phát huy tốt các thế trận lòng dân góp phần vào xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp và ổn định.
                                                                                                                          Theo Báo Hà Giang.

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)