Gia Lai : Tháng ATGT tạo chuyển biến tích cực

Thứ hai, 26/10/2009 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ

Nhận xét về “Tháng an toàn giao thông”- Tháng 9 năm nay, Ban An toàn Giao thông tỉnh Gia Lai nêu: “Nhìn chung, qua Tháng An toàn Giao thông năm 2009 đã cơ bản tạo được sự chuyển biến về nhận thức và hành động trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông của các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân, nhất là người tham gia giao thông.

Nhận xét về “Tháng an toàn giao thông”- Tháng 9 năm nay, Ban An toàn Giao thông tỉnh Gia Lai nêu: “Nhìn chung, qua Tháng An toàn Giao thông năm 2009 đã cơ bản tạo được sự chuyển biến về nhận thức và hành động trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông của các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân, nhất là người tham gia giao thông. Tuy nhiên, tình hình tai nạn giao thông (TNGT) trong tháng vẫn tăng so với cùng kỳ (năm trước) và tháng trước, trong đó có nhiều nguyên nhân”. (Trích báo cáo số 111, ngày 10-10-2009 của Ban An toàn Giao thông tỉnh).

Trong chỗ nói là “nhiều nguyên nhân” có thể tóm tắt mấy điểm như sau: Ý thức chấp hành Luật Giao thông Đường bộ của một bộ phận người dân còn kém (điều này gần như cố hữu- bệnh đã lờn thuốc chăng?); rồi điểm nữa là tháng 9 tháng có ngày Quốc khánh; ngày tựu trường, khai giảng năm học mới… nên mật độ người và phương tiện lưu thông cao; phương tiện giao thông tăng nhanh; hạ tầng giao thông chưa tốt; công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý của lực lượng chức năng còn hạn chế… Còn nhiều nguyên nhân nữa dẫn đến, nên cho dù là “tháng an toàn” nhưng TNGT vẫn tăng. Đưa ra đây vài số liệu để chứng minh điều đó: Trong tháng lực lượng Cảnh sát Giao thông qua tuần tra, kiểm soát trên địa bàn tỉnh đã phát hiện, xử phạt 7.684 trường hợp vi phạm, số vi phạm phát hiện tăng 1.134 trường hợp so với cùng kỳ năm 2008 (17,32%); TNGT xảy ra trong tháng là 12 vụ, làm chết 13 người, bị thương 31 người, so với cùng kỳ năm 2008 tăng 2 vụ, tăng 5 người chết, 21 người bị thương.
Vấn đề đáng quan tâm trong “Tháng An toàn Giao thông” nói riêng và việc đảm bảo an toàn giao thông nói chung là ở chỗ tại sao một bộ phận (có thể nói không nhỏ) người tham gia giao thông lại có ý thức chấp hành luật lệ về giao thông kém? Không phải Ban An toàn Giao thông và chỉ có Ban An toàn Giao thông tỉnh lần này mới có đánh giá như vậy. Biết bệnh mà không chữa được là cái mà có thể nói ai cũng thấy chua xót, chẳng lẽ bất lực? Khi triển khai “Tháng An toàn Giao thông”, ngay từ đầu từ tỉnh đến cơ sở đều lập kế hoạch, đề ra biện pháp cụ thể và tổ chức triển khai đồng bộ, tuyên truyền rầm rộ, nhưng rồi sao lại “đâu cũng vào đấy”, thật buồn thay!
Về phía chúng ta, những người tham gia giao thông, từ người đi bộ, đi các phương tiện thô sơ cho đến xe máy, ô tô suy nghĩ gì khi ra đường? Thiết nghĩ, đời sống vật chất và tinh thần của chúng ta bây giờ đã được cải thiện quá nhiều. Đi đôi với đó, mỗi người cũng cần nâng tầm văn hóa của chính bản thân mình lên cho kịp sự phát triển chung đó, khi ra đường mỗi người tỏ ra mình là người có văn hóa, ai ai cũng vậy chắc là không còn cái để mà bị đánh giá “vào một rọ” với “ý thức của một bộ phận người dân về chấp hành luật lệ giao thông kém”. Nếu người có văn hóa phải có lòng tự trọng, phải biết xấu hổ khi có người nhắc nhở, xử lý, phạt vạ vì sự vi phạm quy ước tiến bộ, văn minh của cộng đồng của mình nói chung và trên lĩnh vực giao thông nói riêng!
Theo báo GL

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)