Từ ngày 1/9 - 30/9, toàn tỉnh Hòa Bình xảy ra 16 vụ TNGT, làm 14 người chết, 20 người bị thương. So với tháng 8, tăng 4 vụ, số người chết tăng 4 người, số người bị thương giảm 3 người. Tháng 9 là tháng cao điểm về TTATGT, nhưng tình trạng TNGT lại tăng cả về số vụ và số người bị chết.
Từ ngày 1/9 - 30/9, toàn tỉnh Hòa Bình xảy ra 16 vụ TNGT, làm 14 người chết, 20 người bị thương. So với tháng 8, tăng 4 vụ, số người chết tăng 4 người, số người bị thương giảm 3 người. Tháng 9 là tháng cao điểm về TTATGT, nhưng tình trạng TNGT lại tăng cả về số vụ và số người bị chết.
Theo đánh giá của Phòng CSGT Công an tỉnh, nguyên nhân của 16 vụ tai nạn trên do: đi không đúng phần đường 6 vụ, vi phạm tốc độ 1 vụ, vượt sai quy định 2 vụ, nguyên nhân khác 5 vụ, chiếm 42,5%. Trong đó, ô tô gây ra 2 vụ, chiếm 10,5%, mô tô 15 vụ, đang điều tra 2 vụ. Đặc biệt, TNGT trên các tuyến đường liên xã xảy ra 7 vụ, chiếm 43,75%, Quốc lộ 7 vụ, đường huyện 1 vụ và tỉnh lộ 1 vụ. Từ những số liệu trên cho thấy, TNGT đa số xảy ra trên quốc lộ và đường liên xã. Mô tô, xe gắn máy là phương tiện chiếm phần lớn số vụ TNGT và thanh thiếu niên là đối tương chính gây ra tai nạn khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông.
Trong 9 tháng, lực lượng CSGT đã kiểm tra tạm giữ 892 xe mô tô vi phạm.
Thực hiện tháng cao điểm về TTATGT, tại các huyện, thành phố, Ban ATGT tỉnh và lực lượng Công an đã phối hợp với các cấp chính quyền, các ngành làm tốt công tác tuyên truyền, vận động bằng nhiều hình thức đa dạng, thiết thực như: tổ chức 11 lễ ra quân diễu hành, biểu dương lực lượng trên các tuyến đường chính. Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng. Phổ biến Luật giao thông đường bộ tới 34 trường học với hơn 10 nghìn học sinh tham gia. Cấp phát hơn 2.000 tờ rơi và hơn 1.000 cuốn sách về các quy định về pháp luật giao thông. làm mới 6 panô về ATGT trên các tuyến đường. Đặc biệt, các lực lượng chức năng như CSGT, thanh tra giao thông, quản lý trật tự đô thị, Công an các xã, thị trấn trên toàn tỉnh đã ra quân với tinh thần hết sức quyết liệt. Công tác tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm được duy trì thường xuyên, liên tục, tập trung vào các chuyên đề tốc độ, mũ bảo hiểm, đèn tín hiệu, đường ngược chiều, hành lang ATGT. Trong tháng 9 đã phát hiện, xử lý 4.754 trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ, trong đó có 1.286 trường hợp không đội mũ bảo hiểm. Phạt tiền 4.152 trường hợp, nộp ngân sách nhà nước 933.195.000 đồng, tạm giữ 892 môtô, 1 ôtô, 2 xe công nông, tước Giấy phép lái xe 35 trường hợp. Về đường thuỷ, đã kiểm tra lập biên bản và phạt tiền 48 trường hợp, với số tiền phạt là 27.200.000 đồng. Tuy vậy, tình hình TTATGT vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, mà nguyên nhân chủ yếu là do ý thức chủ quan của người tham gia giao thông, với các lỗi chủ yếu là: đi không đúng phần đường, cahỵ quá tốc độ, tránh vượt sai quy định, điều khiển phương tiện sau khi đã sử dụng rượu, bia, chở quá số người quy định …
Theo nhận định của phòng CSGT Công an tỉnh, một nguyên nhân nữa tác động không nhỏ đến tình hình TTATGT là số lượng phương tiện như ô tô, mô tô, xe gắn máy tăng quá nhanh, trong khi hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông chưa đáp ứng kịp thời. Trong tháng 9/2009 đã đăng ký 63 xe ô tô và 1.380 xe mô tô. Như vậy, chỉ tính riêng trong địa bàntỉnh hiện đang quản lý 6.690 xe ô tô và 157.849 xe mô tô, với số lượng xe ô tô đăng ký mới tăng khoảng 10% và xe mô tô tăng khoảng 7% so với năm 2008. Nhu cầu đi lại ngày càng tăng, dẫn đến nhiều tuyến đường mật độ phương tiện tham gia giao thông quá tải Bên cạnh đó, tình trạng họp chợ lấn chiếm lòng đường, vỉa hè, lấn chiếm hành lang an toàn giao thông gây ùn tắc và mất TTATGT trên địa bàn tỉnh hiện vẫn diễn ra khá phổ biến. Tình trạng thả rông trâu, bò trên các tuyến đường cũng ảnh hưởng không nhỏ đến TTATGT, nhưng từ trước đến nay chưa hề có trường hợp nào bị xử lý.
An toàn giao thông là trách nhiệm của toàn xã hội là hạnh phúc của mọi người mọi nhà. Để giữ vững “kỷ cương, phép nước”, hạn chế những vụ tai nạn đáng tiếc xảy ra, cùng với việc đẩy mạnh công tác truyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân thực hiện Luật Giao thông, tăng cường quản lý Nhà nước về TTATGT từ cơ sở, để giữ gìn TTATGT cần có sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị. Đặc biệt, những tháng cuối năm là thời điểm diễn ra nhiều sự kiện văn hóa, chính trị nên nhiệm vụ giữ gìn TTATGT sẽ hết sức nặng nề. Vì vậy, các cấp, các ngành chức năng tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết 32/2007/NQ-CP của Chính phủ. Đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật. Tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Kiên quyết không để các phương tiên không đủ điều kiện lưu hành tham gia giao thông. Xử lý nghiêm những phương tiện quá khổ, quá trọng tải cầu - đường bộ và những trường hợp xây dựng nhà, lều lán trái phép, ô tô đỗ lấn chiếm lòng đường và tình trạng họp chợ chiếm lòng đường, vỉa hè và hành lang an toàn giao thông. Tập trung đầu tư nâng cao kết cấu hạ tầng giao thông đáp ứng nhu cầu lưu thông và nhiệm vụ phát triển KT-XH trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt, thực hiện tốt Quyết định 136/STC-QLNS ngày 12/1/2009 của Sở Tài chính để tạo điều kiện thuận lợi cho lực lượng Công an xã, phường tham gia đảm bảo TTATGT ở cơ sở.
Theo HBĐT