Khác với các năm trước, trọng tâm của “Tháng an toàn giao thông” năm nay là xây dựng nếp sống văn hoá giao thông trong toàn xã hội. Với mục tiêu đó, trong tháng các cơ quan chức năng đã chú trọng công tác tuyên truyền và nghiêm túc xử lý các hành vi vi phạm. Điều quan trọng là nhận thức về “Văn hoá giao thông” được nâng lên một bước trong cộng đồng.
Khác với các năm trước, trọng tâm của “Tháng an toàn giao thông” năm nay là xây dựng nếp sống văn hoá giao thông trong toàn xã hội. Với mục tiêu đó, trong tháng các cơ quan chức năng đã chú trọng công tác tuyên truyền và nghiêm túc xử lý các hành vi vi phạm. Điều quan trọng là nhận thức về “Văn hoá giao thông” được nâng lên một bước trong cộng đồng.
Theo thống kê của cơ quan chức năng, từ ngày 1/9 đến ngày 30/9/2009, trên địa bàn Nghệ An xảy ra 23 vụ tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt làm 26 người thiệt mạng, 13 người bị thương nặng, 3 ô tô, 15 xe máy bị hỏng.
Bất chấp TNGT xảy ra hàng ngày
Được biết, tháng qua, lực lượng chức năng đã xử phạt trên 14 ngàn trường hợp vi phạm với số tiền chuyển kho bạc hơn 3,9 tỷ đồng, 275 trường hợp bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe có thời hạn, thu 7 giấy phép lái xe giả.
Số lỗi vi phạm chính chủ yếu vẫn là chạy quá tốc độ, vượt đèn đỏ. Riêng hành vi không có giấy phép lái xe, không đội mũ bảo hiểm khi đang chạy xe máy, mô tô chiếm nhiều nhất với 2.885 trường hợp. Phần lớn trường hợp vi phạm là người đi xe máy.
Những cái được
Ngoài các hình thức tuyên truyền và biểu dương lực lượng như diễu hành, “ra quân”, pa nô, áp phích để tạo khí thế, năm nay, cụm từ “Văn hoá giao thông” được nhắc nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Điều đó đã làm cho “Tháng an toàn giao thông” ấn tượng hơn. Khi nhận thức của người đi đường có biến chuyển cộng với sự “ra quân” quyết liệt của các cơ quan chức năng thì ý thức chấp hành Luật giao thông cũng tăng lên rõ rệt. Số người vượt đèn đỏ, người không đội mũ bảo hiểm bị phát hiện và xử lý ít hơn tháng trước.
Đặc biệt, so với cùng kỳ năm ngoái, số vụ giảm 2, số người chết giảm 11, số người bị thương giảm 16. Nếu như tháng 9 năm trước, TP Vinh xảy ra 3 vụ TNGT thì năm nay chỉ xảy ra có 1, Diễn Châu năm ngoái chết 17 người thì năm nay chết chỉ có 1 người.
Không nhiều nhưng trong khi số lượng xe cộ, người tham gia giao thông tăng một cách bùng phát thì đó là con số đáng ghi nhận.
Và những điều chưa được
Không hiểu sao, càng về cuối tháng “An toàn giao thông” số vụ tai nạn giao thông lại tăng. Cả số vụ lẫn số người chết? Do sơ sẩy hay người ta chểnh mảng với Luật Giao thông?
Điều đáng lưu ý là trong khi TP Vinh tai nạn giao thông giảm thì một số huyện như Nghĩa Đàn, Quế Phong lại tăng “vấn nạn” này? Trước đây các xã Nghi Liên, Nghi Kim thường xảy ra tai nạn nhưng nay các “điểm đen” này chuyển về TP Vinh rồi mà tháng 9 này Nghi Lộc tai nạn giao thông vẫn tăng cũng là sự lạ. Điều này là do ngẫu nhiên hay có vấn đề về công tác tuyên truyền, xử lý?
Một điều chưa được mà theo như nhiều người nhận xét, là công tác tuyên truyền “Văn hoá giao thông”. Ngoài các phương tiện như đài phát thanh, truyền hình là về được nông thôn, còn các loại hình khác rất hiếm thấy ở địa bàn rộng lớn và lắm người vi phạm ATGT này.
Cũng cần lưu ý một điểm là tháng 9 này, trong số 23 vụ TNGT đường bộ thì có tới 22 vụ liên quan đến xe máy, làm 24 người chết trong tổng số 26. So với cùng kỳ năm ngoái thì loại tai nạn này không tăng, không giảm về số vụ nhưng số người chết tăng 5.
Điển hình, vào hồi 14 giờ 30 phút ngày 18/9, trên đường Nguyễn Thị Minh Khai (TP Vinh), xe ô tô BKS 37S 0995 do không làm chủ tốc độ đã đâm liên tiếp 4 xe máy đang lưu thông trên đường làm 4 người bị thương phải nhập viện.
Đôi điều rút ra từ “Tháng an toàn giao thông”
Khác với các năm trước, trọng tâm của “Tháng an toàn giao thông” năm nay là xây dựng nếp sống văn hoá giao thông trong toàn xã hội. Với mục tiêu đó, trong tháng các cơ quan chức năng đã chú trọng công tác tuyên truyền và nghiêm túc xử lý các hành vi vi phạm.
Điều quan trọng là nhận thức về “Văn hoá giao thông” được nâng lên một bước trong cộng đồng. Dĩ nhiên, để xây dựng một nếp sống trong “Văn hoá giao thông” thường xuyên của toàn xã hội còn phải có thời gian, phải có quá trình và đòi hỏi sự nỗ lực của cả cộng đồng, của các cơ quan chức năng.
Nguồn: Congannghean.vn