Dụng cụ nổi cá nhân dùng cho người đi đò: Tiện lợi và dễ sử dụng

Thứ hai, 29/06/2009 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Sau nhiều vụ tai nạn đắm đò xảy ra trên toàn quốc, ủy ban ATGT Quốc gia đã giao cho Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam mở cuộc vân động người đi đò mặc phao áo cứu sinh nhằm chủ động phòng ngừa tử vong khi tai nạn đường thuỷ xảy ra. Trong 4 năm qua, cuộc vận động đã được triển khai đồng bộ trên toàn quốc và nhiều đơn vị cùng tham gia tuyên truyền. Mặc dù vậy, do điều kiện thời tiết, yếu tố tâm lý ngại mặc áo phao, vì vậy mà kiểu phao áo cứu sinh như hiện nay không hấp dẫn người mặc và khi đi đò nhiều người không mặc phao áo cứu sinh nên khi tai nạn xảy ra đã gây tổn thất rất lớn về người.
Sau nhiều vụ tai nạn đắm đò xảy ra trên toàn quốc, ủy ban ATGT Quốc gia đã giao cho Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam mở cuộc vân động người đi đò mặc phao áo cứu sinh nhằm chủ động phòng ngừa tử vong khi tai nạn đường thuỷ xảy ra. Trong 4 năm qua, cuộc vận động đã được triển khai đồng bộ trên toàn quốc và nhiều đơn vị cùng tham gia tuyên truyền. Mặc dù vậy, do điều kiện thời tiết, yếu tố tâm lý ngại mặc áo phao, vì vậy mà kiểu phao áo cứu sinh như hiện nay không hấp dẫn người mặc và khi đi đò nhiều người không mặc phao áo cứu sinh nên khi tai nạn xảy ra đã gây tổn thất rất lớn về người.
Từ thực tế đó, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam đã giao cho phòng Tàu sông nghiên cứu, chế tạo, thử nghiệm loại dụng cụ nổi cá nhân thay thế phao áo cứu sinh hiện tại đang dùng trên phương tiện đò ngang, đò dọc. Ngày 16/4/2009, Cục Đăng kiểm Việt Nam đã nghiên cứu, chế tạo và thử nghiệm thành công “Dụng cụ nổi cá nhân” và báo cáo kết quả cho ủy ban ATGT Quốc gia. ủy ban ATGT Quốc gia đã giao cho Cục Đăng kiểm Việt Nam chế tạo 2000 chiếc cấp phát thí điểm tại 05 địa phương là Quảng Ninh, Hoà Bình, Hà Nam, Tuyên Quang và Cần Thơ. Ngày 23/6/2009, ủy ban ATGT Quốc gia chủ trì cấp phát, hướng dẫn sử dụng và thử nghiệm trực tiếp tại bến đò xà Hà An - Huyện Yên Hưng - Tỉnh Quảng Ninh.
Theo ông Trần Kỳ Hình – Phó Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, việc nghiên cứu chế tạo dụng cụ nổi cá nhân cho người đi đò dự trên các căn cứ khoa học về yêu cầu ký thuật, căn cứ vào tâm sinh lý đã phát huy được tính năng, tác dụng của dụng cụ. Cụ thể: Dụng cụ luôn được gắn chặt với cổ tay nhờ sợi dây và chốt; Tác dụng cứu sinh: tương đương với phao áo cứu sinh; Khi lên đò, mỗi người được cấp phát 01 dụng cụ và gắn vào cổ tay nhờ sợi dây và chốt. Khi người bị rơi xuống nước, dụng cụ sẽ nổi lên mặt nước và kéo người nổi theo (do dụng cụ luôn được gắn chặt với cổ tay); sau đó, theo phản xạ tự nhiên, người đó sẽ ôm chặt lấy dụng cụ này và khi đó dụng cụ và mặt người cùng nổi trên mặt nước (trong cả 2 trường hợp là: hai tay ôm dụng cụ còn thân người thả lỏng hoàn toàn; hai tay ôm dụng cụ và hai chân cùng cặp chặt dụng cụ). Trong trường hợp, nhiều người bám vào nhau thành mảng thì các dụng cụ gắn với từng người vẫn nổi lên và kéo cả mảng nổi lên. 
Ưu điểm nổi bật của loại dụng cụ này so với phao áo cứu sinh là: Dễ chế tạo; Dễ bảo quản; Dễ sử dụng, không gây bẩn quần áo và khó chịu cho người sử dụng; Giá thành hạ...
Cục Đăng kiểm Việt Nam đã đề xuất với Uỷ ban ATGTQG cho chế tạo, phát thí điểm cho số bến đò tại 05 tỉnh, thành phố để thử nghiệm thực tế, thu thập ý kiến của người sử dụng, hoàn thiện mẫu để phổ biến rộng rãi. Để đạt được kết quả như mong muốn, Uỷ ban ATGTQG cần sớm chỉ đạo các Ban ATGT các tỉnh thành phố tăng cường công tác tuyên truyền vận động các bến đò đã được cấp phát thí điểm sử dụng loại Dụng cụ nổi cá nhân này để thu thu thập ý kiến của người sử dụng, hoàn thiện mẫu.
 Đây được coi là kiểu dụng cụ nổi tương đương với phao áo cứu sinh và sử dụng thay thế phao áo cứu sinh đối với đò ngang, đò dọc và phương tiện thuỷ nội địa cỡ nhỏ, vì vậy, Uỷ ban ATGTQG đưa dụng cụ này vào trong chương trình vận động người đi đò mặc phao áo cứu sinh...
 Đ.T

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)