Tháng Văn hóa giao thông có mục đích dấy lên phong trào giữ gìn trật tự ATGT trong mọi tầng lớp nhân dân. Qua đó, nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về ATGT sẽ có bước chuyển biến, lấy đó làm cơ sở để từng bước hình thành văn hóa giao thông; nâng cao hơn tinh thần trách nhiệm, hiệu quả công việc phối hợp của các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể; kiên quyết cưỡng chế và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về trật tự ATGT; phát hiện và xử lý kịp thời các yếu tố mất an toàn giao thông.
Tháng Văn hóa giao thông có mục đích dấy lên phong trào giữ gìn trật tự ATGT trong mọi tầng lớp nhân dân. Qua đó, nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về ATGT sẽ có bước chuyển biến, lấy đó làm cơ sở để từng bước hình thành văn hóa giao thông; nâng cao hơn tinh thần trách nhiệm, hiệu quả công việc phối hợp của các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể; kiên quyết cưỡng chế và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về trật tự ATGT; phát hiện và xử lý kịp thời các yếu tố mất an toàn giao thông.
Diễu hành tuyên truyền tháng ATGT
Trọng tâm là phấn đấu giảm TNGT, nhất là đối với môtô, xe máy. Nội dung của văn hóa giao thông được biểu hiện bằng các hành vi xử sự đúng pháp luật theo các chuẩn mực của xã hội về lẽ phải, cái đẹp, cái thiện của người tham gia giao thông; xây dựng văn hóa giao thông nhằm tạo thói quen cư xử có văn hóa, đúng pháp luật, ý thức tự giác tuân thủ pháp luật về đảm bảo trật tự ATGT như một chuẩn mực đạo đức truyền thống
Các tiêu chí văn hóa giao thông như hiểu biết đầy đủ, đúng các qui định của pháp luật, tự giác chấp hành nghiêm các qui định của pháp luật. Khi tham gia giao thông, trước hết phải có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng; tôn trọng, nhường nhịn và giúp đỡ người khác; có thái độ cư xử văn minh lịch sự khi xảy ra va chạm, chấp hành qui định xử phạt khi vi phạm; thể hiện các hành vi như đối với người tham gia giao thông phải đi đúng làn đường, tuân thủ tốc độ, dừng đỗ xe đúng nơi qui định; đội mũ bảo hiểm khi đi mô-tô, xe máy, xe đạp điện; không uống rượu bia khi tham gia giao thông; tuân thủ hiệu lịnh và chỉ dẫn của người điều khiển giao thông, đèn tín hiệu, biển báo hiệu; điều khiển xe cơ giới phải có giấy phép, chứng chỉ chuyên môn phù hợp. Phương tiện đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường. Không thực hiện hành vi có nguy cơ nguy hiểm cho mình, cộng đồng. Các hộ dân sinh sống ven đường, không lấn chiếm hành lang ATGT, không sử dụng vỉa hè, lòng đường làm nơi buôn bán. Lực lượng chức năng làm nhiệm vụ phải thực hiện đầy đủ nhiệm vụ được giao với tinh thần trách nhiệm cao; kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm theo đúng pháp luật; không sách nhiễu, tiêu cực khi thi hành công vụ; tận tình giúp người tham gia giao thông khi gặp hoạn nạn.
Nội dung hoạt động Tháng Văn hóa giao thông tập trung vào công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; kiên quyết tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm; đảm bảo giao thông và quản lý vận tải; lập lại trật tự hành lang ATGT.
Báo Đồng Khởi