Bảo đảm trật tự ATGT góp phần phát triển kinh tế - xã hội

Thứ năm, 07/05/2009 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Nhân dịp kỉ niệm 55 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, 100 năm thành lập tỉnh Điện Biên, 60 năm thành lập Đảng bộ tỉnh Điện Biên, phóng viên Báo GTVT đã có cuộc phỏng vấn ông Đinh Tiến Dũng, Chủ tịch UBND, Trưởng Ban ATGT tỉnh Điện Biên về công tác đảm bảo trật tự ATGT
Nhân dịp kỉ niệm 55 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, 100 năm thành lập tỉnh Điện Biên, 60 năm thành lập Đảng bộ tỉnh Điện Biên, phóng viên Báo GTVT đã có cuộc phỏng vấn ông Đinh Tiến Dũng, Chủ tịch UBND, Trưởng Ban ATGT tỉnh Điện Biên về công tác đảm bảo trật tự ATGT trên địa bàn tỉnh trong những năm qua và phục vụ những ngày lễ lớn của Điện Biên - 2009.

PV: Trong những năm qua, tỉnh Điện Biên đã có nhiều cố gắng trong công tác đảm bảo TTATGT, xin ông cho biết những kết quả đạt được trong thời gian qua, đặc biệt trong năm 2008 và những tháng đầu năm 2009?

Ông Đinh Tiến Dũng

Ông Đinh Tiến Dũng: Xác định công tác bảo đảm TTATGT đem lại hạnh phúc cho mọi người, mọi nhà nên trong những năm qua công tác đảm bảo trật tự ATGT luôn được lãnh đạo tỉnh quan tâm chỉ đạo và các cấp, các ngành, địa phương trong tỉnh quán triệt.

Nhiều kế hoạch, nghị quyết, văn bản của tỉnh đã được ban hành, đặc biệt năm 2008 UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch 29/KH-UBND, Văn bản số 223/UBND-NN, các Quyết định số 491, 296, 837 chỉ đạo Ban ATGT các cấp, các ban ngành, tổ chức đoàn thể thực hiện công tác bảo đảm TTATGT để phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân.

Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền tiếp tục được đẩy mạnh. Các cơ quan thành viên Ban ATGT tỉnh và các tổ chức CT-XH đã tổ chức cuộc vận động “Văn hóa trong giao thông”.

Đồng thời, công tác tuần tra, kiểm soát xử lý vi phạm TTATGT được tăng cường. Các lực lượng chức năng đã tăng cường lực lượng, phương tiện tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trên các đoạn đường có nguy cơ hình thành điểm đen, các khu vực đô thị, khu đông dân cư dọc các tuyến đường và các đợt cao điểm có lưu lượng người và phương tiện tham gia giao thông lớn như các ngày lễ, Tết Nguyên đán,... Mặt khác đã tập trung kiểm tra, xử lý vi phạm theo chuyên đề: chạy quá tốc độ quy định; đi xe mô tô không đội mũ bảo hiểm; xe ô tô, mô tô chở quá số người quy định; xe ô tô thiết bị an toàn không đảm bảo, xe hết niên hạn sử dụng, các xe chở khách vi phạm Luật Giao thông; các trường hợp say rượu bia vẫn lái xe. Đặc biệt là tập trung xử lý kiên quyết với đối tượng vi phạm là thanh niên, học sinh, sinh viên vi phạm Luật Giao thông đường bộ.

Công tác quản lý vận tải, phương tiện, người lái và công tác xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông cũng được quan tâm. Trong đó đã áp dụng nhiều biện pháp nhằm xác định và tăng cường trách nhiệm của các chủ phương tiện trong việc đầu tư phương tiện đủ điều kiện; quản lý, giáo dục đội ngũ lái xe và tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động nâng cao trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp của người lái xe; đặc biệt là vào những đợt nhu cầu đi lại của nhân dân tăng đột biến như Tết Nguyên đán, kỳ thi đại học năm 2008,… đã huy động đủ phương tiện kịp thời phục vụ thỏa mãn mọi nhu cầu đi lại. Do đó đã phòng ngừa có hiệu quả và hạn chế TNGT. Đã tăng cường công tác kiểm tra, phát hiện và khẩn trương xử lý, khắc phục hư hỏng tại một số vị trí cầu đường; bổ sung hệ thống phòng hộ, cọc tiêu, biển báo tại một số đoạn đường có nguy cơ mất ATGT. Đồng thời, kiểm tra, rà soát, lập phương án xử lý tại một số vị trí có nguy cơ sạt lở lớn để chủ động đảm bảo an toàn cho người và phương tiện qua lại.

Chính vì vậy, năm 2008 công tác bảo đảm TTATGT của tỉnh đã đạt được một số kết quả, nhiều ngành, địa phương đã đẩy mạnh được các hoạt động đảm bảo TTATGT. Nếu tính theo số tuyệt đối thì tỉnh Điện Biên là tỉnh có số vụ, số người chết và người bị thương vì TNGT thấp nhất toàn quốc.

Tuy nhiên, so với năm 2007 số người chết vì TNGT tăng 6,3%. Như vậy, kết quả kiềm chế ATGT trong những năm qua đối với tỉnh Điện Biên là chưa thật bền vững. Các yếu tố tiềm ẩn gây ra TNGT trên địa bàn tỉnh vẫn còn rất cao. ý thức chấp hành pháp luật về TTATGT của một bộ phận người tham gia giao thông còn thấp.

Việc xử lý vi phạm còn thiếu kiên quyết. Công tác tuyên truyền chưa được tiến hành thường xuyên, liên tục. Việc chỉ đạo công tác ATGT ở một số địa phương còn lơi lỏng, chỉ đạo chưa quyết liệt trong việc thực hiện các biện pháp bảo đảm TTATGT. Vai trò trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, phường, thị trấn chưa được phát huy. Đây là những vấn đề mà trong năm 2009 các ngành, các cấp của tỉnh phải tập trung thực hiện các giải pháp để khắc phục.

PV: Còn những nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh để tiếp tục thực hiện NQ 32/CP của Chính phủ nhằm kiềm chế, tiến tới đẩy lùi TNGT trên địa bàn tỉnh trong năm nay và việc đảm bảo TTATGT phục vụ những ngày lễ lớn của Điện Biên - 2009, thưa ông?

Ông Đinh Tiến Dũng: Để công tác đảm bảo TTATGT năm 2009 đạt được những mục tiêu đã đề ra, tiếp tục phòng ngừa có hiệu quả và kiềm chế sự gia tăng TNGT, thiết thực góp phần phục vụ các hoạt động kỉ niệm 55 chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, 60 năm thành lập Đảng bộ tỉnh, 100 năm thành lập tỉnh, Ban ATGT tỉnh đã chỉ đạo các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể tập trung thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm:

Trước hết cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT đến tận phường, xã, thôn, bản, các cơ quan, đơn vị, trường học, đặc biệt là triển khai thực hiện Luật Giao thông đường bộ sửa đổi và các văn bản hướng dẫn thi hành. Đồng thời tiếp tục thực hiện có hiệu quả Quy chế kiểm điểm, giáo dục, xử lý đối với người có hành vi vi phạm TTATGT và phối hợp với các cơ quan chức năng để quản lý, tránh tái phạm.

Tăng cường tuần tra, kiểm soát nhằm phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh những hành vi vi phạm về TTATGT, đặc biệt các vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây ra tai nạn, tập trung vào các trọng điểm có diễn biến phức tạp về TNGT. Đồng thời, huy động lực lượng công an xã tham gia vào công tác đảm bảo TTATGT trên địa bàn nhằm kịp thời phát hiện, xử lý đối với các hành vi vi phạm về TTATGT trên các tuyến đường liên xã, liên bản và đường nông thôn.

Ngoài ra, tăng cường trách nhiệm của các cấp chính quyền, các ngành chức năng, các tổ chức CT-XH trên địa bàn tỉnh trong việc tổ chức thực hiện các giải pháp của Nghị quyết 32/2007/NQ-CP, Kế hoạch số 728/KH-UBND ngày 15/8/2007 của UBND tỉnh triển khai Nghị quyết 32/2007/NĐ-CP. Đồng thời, đẩy mạnh các hoạt động triển khai Chỉ thị số 14/CT-UBND ngày 22/12/2008 của UBND tỉnh về tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp đảm bảo TTATGT năm 2009.

Kiện toàn bộ máy Ban ATGT tỉnh, huyện và đội ngũ cán bộ làm công tác ATGT tại các xã, phường, thị trấn theo hướng dẫn của ủy ban ATGT Quốc gia. Tiến hành triển khai thí điểm vai trò của công an xã trong việc tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm trên một số địa bàn của thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên.

Tiếp tục chấn chỉnh hoạt động vận tải khách, phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm về hoạt động kinh doanh vận tải khách. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, công tác đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe. Nâng cao chất lượng kiểm định phương tiện. Kiên quyết loại trừ các phương tiện cơ giới đường bộ đã hết niên hạn sử dụng theo Nghị định 92/2001/NĐ-CP và Nghị định 23/2004/NĐ-CP của Chính phủ. Tham mưu cho UBND tỉnh việc xử lý và giải quyết dứt điểm các vấn đề liên quan đến xe công nông, xe tự chế 3, 4 bánh trên địa bàn tỉnh.

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng, thi công nâng cấp cải tạo, sửa chữa các công trình giao thông đã được khởi công để sớm hoàn thành đưa vào khai thác, đồng thời tăng cường hệ thống phòng hộ, biển báo, tín hiệu đảm bảo ATGT. Đẩy mạnh các hoạt động để triển khai có hiệu quả giai đoạn 2 kế hoạch lập lại trật tự hành lang ATGT đường bộ trên các tuyến quốc lộ thuộc địa bàn tỉnh Điện Biên và đẩy nhanh việc cắm mốc chỉ giới hành lang ATGT để bàn giao cho chính quyền địa phương cấp xã quản lý.

Các tổ chức CT-XH tỉnh tiếp tục xây dựng kế hoạch tuyên truyền, vận động nhân dân, hội viên, đoàn viên tham gia giữ gìn TTATGT, tích cực tham gia cuộc vận động “Văn hóa trong giao thông’’.

Tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc để đẩy mạnh các hoạt động thực hiện các giải pháp nhằm kiềm chế TNGT theo chức năng nhiệm vụ của các ngành, các cấp đã được nêu tại Chỉ thị số 14 ngày 22/12/2008 của UBND tỉnh về tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp đảm bảo TTATGT năm 2009.

 

PV: Theo ông, ngoài những nhiệm vụ trọng tâm để kiềm chế và đẩy lùi TNGT như trên thì ông có giải pháp gì tâm huyết để giải quyết vấn đề TTATGT trên địa bàn tỉnh một cách bền vững?

Ông Đinh Tiến Dũng: Đó là cần tập trung chỉ đạo để tạo cơ chế thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế đổi mới phương thức hoạt động nhằm huy động lực lượng tham gia giao thông theo hướng xã hội hóa dịch vụ vận tải. Cụ thể, như đầu tư nâng cấp phương tiện vận tải hiện đại phù hợp tiến trình phát triển KHCN mới.

Xây dựng và củng cố đội ngũ lái xe bảo đảm các điều kiện để nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, phục vụ việc đi lại của nhân dân theo hướng “Nhanh chóng, thuận tiện, văn minh, lịch sự” và quan trọng nhất là đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân.

PV: Xin cảm ơn ông.

 

giaothongvantai.com.vn

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)