Điện Biên là tỉnh được tách ra từ tỉnh Lai Châu cũ, địa hình chủ yếu là rừng, núi cao và dốc, xen với nhiều thung lũng hẹp, những cao nguyên nhỏ và bị chia cắt bởi các sông, suối. Hệ thống sông của Điện biên bao gồm : Sông Đà, Nậm Ngam, Nậm Núa và Nậm Rốm. Mặc dù nằm ven sông Đà, song lại ở vị trí thượng nguồn, nên cũng như các sông, suối khác trong tỉnh, sông không rộng, không dài và có rất quanh co, gấp khúc. Dưới sông có nhiều gềnh, thác, đá ngầm, lòng sông hẹp, độ dốc lớn, lưu tốc dòng chảy mạnh. Về mùa lũ, mực nước dâng rất cao với cường độ mạnh và tốc độ nhanh, rất khó khăn cho hoạt động giao thông vận tải thuỷ.
Điện Biên là tỉnh được tách ra từ tỉnh Lai Châu cũ, địa hình chủ yếu là rừng, núi cao và dốc, xen với nhiều thung lũng hẹp, những cao nguyên nhỏ và bị chia cắt bởi các sông, suối. Hệ thống sông của Điện biên bao gồm : Sông Đà, Nậm Ngam, Nậm Núa và Nậm Rốm. Mặc dù nằm ven sông Đà, song lại ở vị trí thượng nguồn, nên cũng như các sông, suối khác trong tỉnh, sông không rộng, không dài và có rất quanh co, gấp khúc. Dưới sông có nhiều gềnh, thác, đá ngầm, lòng sông hẹp, độ dốc lớn, lưu tốc dòng chảy mạnh. Về mùa lũ, mực nước dâng rất cao với cường độ mạnh và tốc độ nhanh, rất khó khăn cho hoạt động giao thông vận tải thuỷ. Ngay cả sông Nậm Rốm chảy vòng vèo trong thung lũng Mường Thanh cũng rất ít hoạt động giao thông vận tải mà chủ yếu là phục vụ tưới tiêu nông nghiệp. Hoạt động giao thông thuỷ của Điện Biên chủ yếu tập trung ở khu vực thị xã Mường Lay (trên Đà) giáp ranh với tỉnh Lai Châu. Ngoài ra trên các tuyến sông suối còn có một số phương tiện gia dụng (loại không phải đăng ký đăng kiểm) của người dân dùng đi làm nương, rẫy hoặc đi chợ....
Theo số liệu tổng điều tra phương tiện và người lái phương tiện thuỷ năm 2007 của Sở GTVT Điện Biên, toàn tỉnh có 87 chiếc phương tiện các loại, trong đó đã đăng ký, đăng kiểm được 14 chiếc; chưa đăng ký, đăng kiểm 73 chiếc; tổng trọng tải khoảng 180 tấn và 12 ghế hành khách. Thế nhưng chỉ có 22/87 người điều khiển có chứng chỉ chuyên môn, 65 người khác chưa có CCCM và cũng chưa được học tập pháp luật về giao thông đường thuỷ nội địa. Trao đổi với chúng tôi về hoạt động giao thông đường thuỷ của Điện Biên, ông Trịnh Đắc Viên – Phó trưởng phòng Quản lý vận tải – Phương tiện và người lái, Sở GTVT Điện Biên cho biết, phương tiện thuỷ của Điện Biên chủ yếu là vỏ gỗ, do dân tự đóng, do những khó khăn về luồng lạch, nên hoạt động giao thông đường thuỷ của tỉnh rất kém phát triển, vì vậy các chủ phương tiện đã bỏ phương tiện, chuyển sang làm việc khác. Vì thế, qua đợt cao điểm thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh và Sở GTVT hồi cuối năm 2008, đầu năm 2009 về tăng cường công tác đăng ký, đăng kiểm phương tiện thuỷ trên địa bàn tỉnh, sau kiểm tra, rà soát số lượng phương tiện, số lượng phương tiện đến nay đã giảm đi quá nửa so với số lượng tổng điều tra. Hiện toàn tỉnh chỉ còn 42 chiếc phương tiện, trong đó tập trung nhiều nhất ở thị xã Mường Lay (31 chiếc) và huyện Tủa Chùa (11 chiếc). Những phương tiện này chủ yếu là phương tiện vỏ sắt có trọng tải từ 1 tấn đấn 4 tấn, lắp máy 8 – 10 CV, do dân tự đóng để phục vụ sản xuất, đi làm nương, rẫy. Còn một số ít dùng để chở khách ngang sông, hoặc đi chợ buôn bán nhỏ. Tuy nhiên, những phương tiện này đều không được trang bị đầy đủ các thiết bị cứu sinh, cứu đắm phương tiện.
Bên cạnh đó, do cơ sở hạ tầng giao thông ĐTNĐ trên các tuyến sông của Điện Biên vẫn ở trạng thái tự nhiên, các bến chưa được đầu tư xây dựng, chủ yếu do dân thấy tiện thì mở, và thường xuyên phải dịch chuyển do bồi, lở hàng năm. Mặt khác, trình độ dân trí và ý thức chấp hành pháp luật trong việc đảm bảo trật tự, an toàn giao thông ĐTNĐ của các đối tượng hành nghề trên sông nói chung và làm nghề vận tải thuỷ nói riêng còn thấp và không đồng đều, vì hầu hết là người dân tộc thiểu số. Bởi vậy, đã dẫn đến tình trạng nhiều phương tiện khhông đăng ký; không đăng kiểm; không bằng cấp; không CCCM... Thế nhưng, khi tiến hành công tác kiểm tra, cấp đăng ký, đăng kiểm lại gặp rất nhiều khó khăn, mặc dù đã có chủ trương miễn tất cả các loại phí cho người dân. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng tên là do nhận thức của chủ và người điều khiển phương tiện không hiểu và không tự giác chấp hành, mặc dù đã được vận động, thuyết phục nhiều lần. Về công tác đăng ký, đăng kiểm đã vậy, công tác đào tạo người lái còn khó khăn hơn. Thứ nhất là do địa bàn miền núi, việc đi lại rất khó khăn, hoạt động phân tán, manh mún, đặc biệt là nhận thức của người dân còn rất nhiều hạn chế. Thứ hai là, để đào tạo cấp chứng chỉ chuyên môn hoặc học tập pháp luật cho những đối tượng này lại vượt quá sức của Sở, do không có địa điểm, thiếu cán bộ chuyên trách.... Đó là những “chướng ngại vật” thường trực trong suốt quá trình chỉ đạo và triển khai thực hiện công tác quản lý giao thông vận tải đường thuỷ của địa phương.
Nằm trong chương trình các hoạt động của tỉnh tiến tới kỷ niệm 55 năm ngày giải phóng Điện Biên (7/5/1954 – 7/5/2009), đồng thời năng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động giao thông đường thuỷ nhằm ngăn chặn, phòng ngừa tai nạn giao thông ĐTNĐ của tỉnh Điện Biên, ngày 10/02/2009, Sở GTVT đã phối hợp cùng với Công an tỉnh xây dựng kế hoạch Liên ngành số 35/KHLN (CA-GTVT) về đảm bảo trật tự an toàn giao thông ĐTNĐ năm 2009. Đây là một trong những nỗ lực của các cơ quan chức năng Điện Biên nói chung và Sở GTVT nói riêng trong việc lập lại trật tự giao thông đuờng thuỷ, đồng thời khơi dậy tiềm năng và thế mạnh của loại hình giao thông này góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Hy vọng tới đây, giao thông đường thuỷ của điện biên sẽ có nhiều chuyển biến, nhất là khi hoàn thành việc ngăn đập thuỷ điện Sơn La.
ĐT