Hà Giang: Tuyên truyền ATGT tại phiên chợ vùng cao

Thứ tư, 12/11/2008 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ

Phiên chợ nào, CSGT huyện Quản Bạ, Hà Giang cũng tổ chức tuyên truyền ATGT cho bà con dân tộc vùng cao, mỗi buổi chỉ nói ngắn thôi, chừng 30 phút là vừa. Nói ít để những hôm sau lại nói tiếp, nói liên tục thì bà con mới nhớ nhiều, nhớ lâu

Phiên chợ nào, CSGT huyện Quản Bạ, Hà Giang cũng tổ chức tuyên truyền ATGT cho bà con dân tộc vùng cao, mỗi buổi chỉ nói ngắn thôi, chừng 30 phút là vừa. Nói ít để những hôm sau lại nói tiếp, nói liên tục thì bà con mới nhớ nhiều, nhớ lâu

Như nhiều bà con trong bản, sáng 18/10 hai vợ chồng anh Lý Phủng Sèng (34 tuổi, dân tộc Mán) háo hức xuống chợ phiên trung tâm huyện Quản Bạ. Vào chợ, anh thấy rất đông người đang xúm lại chỉ trỏ cái gì đó. Cố lách vào bên trong, anh nhận ra CSGT Chung đang vừa chỉ vào những biển báo giao thông in trên tấm bạt, vừa giải thích ý nghĩa của từng biển báo: "Đây là biển nguy hiểm, còn đây là biển không được đi ngược chiều. Đường này chỉ có ở thị xã, đi vào đường này bị phạt mất cả bao gạo đấy. Bà con cần phải nhớ, đi xe máy xuống chợ không được uống rượu, không được chở 3 người. Còn nếu không đội MBH bị TNGT còn có thể bị vỡ đầu, mất mạng đấy!".

Thiếu tá Nguyễn Hữu Chung - Đội trưởng Đội CSGT Quản Bạ, Hà Giang hướng dẫn bà con nhận biết biển báo hiệu giao thông đường bộ  Ảnh: Minh Thành

Thỉnh thoảng, Lý Phủng Sèng lại thấy cán bộ Chung hỏi lại bà con: "Còn biển báo nào bà con không hiểu không?". Sèng rụt rè chỉ tay vào một biển báo hiệu mà anh gặp rất nhiều trên đường xuống chợ. Anh Chung "à" một tiếng rồi giải thích: "Đây là biển báo hiệu phía trước có khúc cua, tức là đường đi không thẳng nữa. Nhiều người đã bị ngã ở những chỗ này rồi đấy. Bà con nhớ, khi gặp biển này thì phải đi chậm thôi và quan sát thật kỹ".

Chị La Thị Sến (42 tuổi, dân tộc Nùng) địu con trên lưng đứng cạnh đó nói chen vào: "Em chưa biết đi xe máy, chỉ ngồi sau xe cho chồng lái thôi. Lần sau, ngồi sau xe mà chồng cứ đi nhanh là em đòi xuống thôi. Nhà em cũng có con lớn 15 tuổi rồi nhưng em không cho nó lấy xe đi, vì trên loa nói rồi, không đủ tuổi là mấy bác CSGT giữ xe đấy".

Còn anh Mìn Lùn (28 tuổi) dân tộc Mông chỉ tay về phía biển đường giao nhau, bảo: "Đến đoạn này là phải nhìn xung quanh, rồi xin đường đi chậm lại. Lần trước em đi sai, các bác CSGT nhắc nhở. Đến lần sau đi với mấy thằng em ở bản, em bảo cứ đi theo sau tao không được đi nhanh, nếu đi nhanh sẽ bị CSGT phạt".

9 tháng năm 2008, trên địa bàn tỉnh Hà Giang xảy ra 44 vụ TNGT, làm chết 38 người, bị thương 37 người, so với cùng kỳ giảm 17 vụ (27,9%), 8 người chết (17,4%) và 31 người bị thương (45,6%).

Mải mê nghe cán bộ CSGT giải thích về các biển báo, anh Sèng, anh Lùn, chị Sến không hay biết mặt trời đã lưng chừng. Buổi chợ này, cả ba anh chị đều không đi xem được nhiều hàng hoá, không được gặp gỡ nhiều bạn bè, nhưng cả ba đều rất vui vì biết thêm kiến thức để đi đường an toàn hơn. Đi đường, cái biển nào chưa hiểu, hôm khác xuống chợ lại hỏi bác CSGT.

Buổi tuyên truyền pháp luật ATGT nói trên chỉ là một trong hàng trăm buổi tuyên truyền mà cán bộ CSGT huyện Quản Bạ phối hợp với Trung tâm văn hoá huyện tổ chức tại 5 chợ và 13 thôn của 5 xã dọc tuyến QL4C. Đây cũng là hình thức "phổ cập" kiến thức ATGT được ngành chức năng tỉnh Hà Giang và đặc biệt là 4 huyện vùng cao là Quản Bạ, Yên Minh, Mèo Vạc, Đồng Văn quan tâm tổ chức thường xuyên. Tại những địa bàn này có rất đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, trình độ dân trí chưa cao.

Thiếu tá Nguyễn Hữu Chung - Đội trưởng CSGT Quản Bạ, cho biết thêm: "Đến các thôn, bản là chúng tôi phải đi vào buổi tối vì ban ngày bà con lên nương rẫy hết.

theo banduong.vn

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)