Lai Châu: Chưa hoàn thành mục tiêu giảm số người chết do TNGT

Thứ năm, 22/01/2009 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Mặc dù công tác bảo đảm trật tự ATGT trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã được các cấp chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm trong năm 2008. Tuy nhiên, việc giảm số người chết do TNGT vẫn chưa đạt được mục tiêu theo kế hoạch đề ra.

Mặc dù công tác bảo đảm trật tự ATGT trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã được các cấp chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm trong năm 2008. Tuy nhiên, việc giảm số người chết do TNGT vẫn chưa đạt được mục tiêu theo kế hoạch đề ra.

Năm 2008, tình hình TNGT trên địa bàn tỉnh trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã xảy ra 33 vụ, làm chết 27 người, bị thương 28 người. So với cùng kỳ năm 2007, số vụ TNGT là 33/63 giảm (giảm 47, 6%); số người chết 27/24 (tăng 12,5%); Số người bị thương : 28/63 giảm 45 người (giảm 61,6%).

Qua phân tích nguyên nhân dẫn đến các vụ tai nạn xảy ra trên địa bàn tỉnh thì có tới 90% số vụ TNGT do người điều khiển phương tiện tham gia giao thông gây nên. Trong đó đi quá tốc độ cho phép là 60,7%, đi không đúng phần đường 14,3%, thiếu chú ý quan sát 14,3%, trong đó lỗi do lái xe môtô gây ra 82.1%.

Những nguyên nhân cơ bản gây ra TNGT, đó là do ý thức tôn trọng pháp luật, ý thức tự giác chấp hành pháp luật về TTATGT của một bộ phận người dân vẫn còn kém; tình trạng người tham gia giao thông không đội MBH khi đi môtô, xe gắn máy trên địa bàn tỉnh có chiều hướng gia tăng là nguy cơ gây tử vong cao; tình trạng vi phạm TTATGT đô thị và chiếm dụng hành lang ATGT đường bộ tiếp tục gia tăng. Theo số liệu thống kê xử lý vi phạm của Thanh tra giao thông năm 2008 so với năm 2007 có chiều hướng gia tăng. Các địa bàn vi phạm trật tự đô thị và hành lang an toàn đường bộ là thị xã Lai Châu, thị trấn Tam Đường, thị trấn Than Uyên. Nguyên nhân chính là do ý thức chấp hành pháp luật trong việc bảo vệ hành lang ATGT của người dân chưa cao, mặc dù đã được tuyên truyền, nhắc nhở và bị xử phạt nghiêm khắc.

Công tác đảm bảo TTATGT năm 2008 đã được địa phương đặc biệt quan tâm, trong đó công tác tuyên truyền vẫn tiếp tục được đẩy mạnh, sâu rộng tới quần chúng nhân dân. Trong đó, lực lượng CSGT công an tỉnh đã tổ chức tuyên truyền lưu động được 355 buổi, tổ chức cho chủ phương tiện ký cam kết không vi phạm Luật Giao thông, không giao xe cho người không có giấy phép lái xe điều khiển 7.648 người. Tổ chức cho lái xe khách ký cam kết không vi phạm 46 người...

Lực lượng Thanh tra giao thông phối hợp cùng với Ban ATGT các huyện thị tổ chức tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ tại các khu vực trọng điểm, trong đó tập trung cho đối tượng học sinh tại trường THPT và trường THCS thị trấn huyện Tam Đường có 1.162 lượt người tham gia; tuyên truyền cổ động bằng loa phát thanh ở các khu vực: TX. Lai Châu và các thị trấn Tam Đường, Than Uyên, Phong Thổ.

Các thành viên khác ở Ban ATGT tỉnh như: MTTQ, Liên đoàn lao động, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên tỉnh... đã tích cực trong công tác tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ đến các đoàn thể, đơn vị trực thuộc đến mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh. Trong chương trình vận động “Toàn dân tham gia đảm bảo TTATGT” của MTTQ tỉnh đã tổ chức ký cam kết đảm bảo ATGT, với kết quả 100% người tham gia giao thông đội MBH khi đi môtô, xe gắn máy.

Ngoài ra, công tác tuần tra kiểm soát xử lý vi phạm đã được tăng cường; lực lượng CSGT công an tỉnh đã phát hiện lập biên bản vi phạm hành chính 7.260 trường hợp, ra quyết định xử phạt hành chính 6.788 trường hợp với số tiền phạt nộp vào Kho bạc nhà nước hơn 1,5 tỷ đồng. Lực lượng Thanh tra giao thông đã lập biên bản vi phạm hành chính 354 trường hợp, với số tiền nộp phạt vào Kho bạc nhà nước hơn 48 triệu đồng.

Công tác quản lý vận tải đã thực hiện nhiều biện pháp, do đó đa số các chủ phương tiện đã có chuyển biến tích cực về nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật thông qua việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tai nạn như: Ngoài việc tăng cường chất lượng phương tiện đảm bảo tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật, chú trọng đến việc quản lý, giáo dục đội ngũ lái xe, nâng cao hiểu biết pháp luật về TTATGT và hoàn chỉnh hồ sơ của đội ngũ lái xe và nhân viên phục vụ trên xe, đồng thời xác định rõ trách nhiệm của chủ phương tiện và người lái xe thông qua hợp đồng lao động... trên cơ sở thực hiện các quy định về quản lý hoạt động vận tải khách như Nghị định 110/2006/NĐ-CP; QĐ 16/2007/QĐ-BGTVT... đã tổ chức để các chủ phương tiện ổn định biểu đồ vận tải các tuyến. Vì vậy đã hạn chế TNGT trong quá trình tổ chức vận tải.

Công tác đào tạo, sát hạch cấp GPLX cơ giới đường bộ đã thực hiện đúng theo QĐ 54,55/2007/QĐ-BGTVT của Bộ trưởng Bộ GTVT, từng bước nâng cao chất lượng, phục vụ nhu cầu tìm hiểu Luật Giao thông đường bộ và kỹ năng thực hành lái xe của những người có nhu cầu sử dụng phương tiện cơ giới tham gia giao thông. 11 tháng đầu năm 2008 đã đào tạo, sát hạch 31 khoá với tổng số lượt người tham gia 8.731 người, cấp 5.820 GPLX. Trong đó 17 khoá đào tạo, sát hạch cho đối tượng là người đồng bào dân tộc thiểu số có trình độ văn hoá thấp với số lượt người tham gia 4.720 người, cấp 3.144 GPLX. Đã tổ chức đào tạo sát hạch cho 02 khoá B1, B2, cấp 72 GPLX.

nguồn giaothongvantai.com.vn

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)