Theo ý kiến của riêng tôi, để giảm thiểu tai nạn giao thông, đồng thời ngăn chặn tình trạng "nhũng nhiễu" người dân của 1 vài cán bộ CAGT, thì chúng ta nên phổ biến rộng rãi 1 vài điều luật cơ bản, kèm theo hình thức xử phạt và mức giá xử phạt, cho người dân (đặc biệt là ở những vùng nông thôn), bằng hình thức tờ rơi, 1 cách ngắn gọn, dễ hiểu, rồi đưa xuống cho dân thông qua chính quyền địa phương (ấp, khu phố, xã, ...). Đồng thời, cũng nên thường xuyên tổ chức định kỳ, các buổi tuyên truyền luật ATGT.
Xin nói tí về tình trạng giao thông ở quê tôi (xã Ninh Sơn, TX Tây Ninh). Ngày nay, cuộc sống của người dân ở quê tôi khấm khá hơn xưa, nhà gạch dần dần thay thế nhà tranh, vách đất, xe gắn máy dần thay thế xe đạp, xe bò, ...
Thế nhưng, mỗi người, hễ có xe gắn máy là bắt đầu tập tễnh để chạy, rồi sau đó, 1 khi đã quen dần thì cứ thế chạy luôn, không cần quan tâm đến việc mình đã có bằng lái hay chưa. Điều này là khá phổ biến ở đây. Thế nhưng, CSGT thì chỉ canh ở những tuyến đường trãi nhựa, còn ở những ngã tư, giao lộ ở làng quê (trông giống như 1 ma trận, rất dễ xảy ra tai nạn) thì có ai canh gác, xử lý? Có bao nhiêu người biết về cụm từ "Luật giao thông"? Bên cạnh đó, ý thức của người dân về pháp luật hoàn toàn không có. Giải quyết như thế nào đây? Một khi họ có con em đi học ở những địa phương khác (TPHCM chẳng hạn), thì họ cũng vài lần xuống đó, đi = xe gắn máy. Thử hỏi liệu có an toàn cho họ và cho người khác hay không?
Bản thân tôi, đã tốt nghiệp ĐH, và đang sống và công tác tại TPHCM, 1 trung tâm lớn của cả nước. Thế nhưng tôi chỉ biết tí tí về luật giao thông, thông qua hình thức thi bằng lái, dạo gần đây, cũng có theo dõi chương trình "An toàn giao thông" vào mỗi buổi sáng của đài truyền hình VTV1. Nếu không có các hình thức này, thì làm sao tôi biết luật GT đây? Và bây giờ, 1 khi muốn tham khảo luật thì tôi cũng không biết lấy thông tin ở đâu (hay là ra nhà sách, cầm 1 cuốn sách luật quá dày, rồi dò tìm từng trang 1), điều này quả thật khó khăn. Đây chính là cái thiếu ở những vùng nông thôn xa xôi.