Còn quá nhiều bất ổn trong việc thực hiện ATGT

Thứ tư, 21/03/2007 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Vì sao cách 2 đầu cầu khoảng 100m lại có vạch báo hiệu phần đường dành cho người đi bộ? Việc này có quá nguy hiểm đối với người đi bộ không? Có làm cho vấn đề giao thông tại các đầu cầu được thông suốt vào các giờ cao điểm? (Tại An Giang)...
Người gửi: Nguyễn Quốc Nam
E-mail: nqnam@agu.edu.vn

 

Cần xem lại việc quản lý các công trình giao thông tại các tỉnh và TP.lớn trong cả nước. Cụ thể là:

- Vì sao cách 2 đầu cầu khoảng 100m lại có vạch báo hiệu phần đường dành cho người đi bộ? Việc này có quá nguy hiểm đối với người đi bộ không? Có làm cho vấn đề giao thông tại các đầu cầu được thông suốt vào các giờ cao điểm? (Tại An Giang)

- Tại các chốt đèn giao thông có đặt thêm biển báo hiệu xe 2 bánh được phép rẽ phải khi đèn đỏ nhưng thực tế có phần đường nào đủ để cho loại phương tiện này rẽ phải đâu! Rõ ràng, các đơn vị lập ra các qui định về giao thông nhưng lại không tạo điều kiện cho người dân ý thức thực hiện thì bao giờ mới có được cái gọi nâng cao ý thức thực hiện an toàn giao thông.

- Trên các tuyến đường có qui định về tốc độ cho các loại phương tiện tham gia giao thông thông qua biển báo với nội dung dài ngoằn, chữ thì lại nhỏ, chẳng lẽ mỗi phương tiện mới qua tuyến đường này lần đầu tiên đều phải dừng xe lại để đọc hay sao? Thời buổi công nghệ thông tin phát triển thì tại không làm các biển báo hiệu bằng các bảng đèn điện tử có thể lập trình được nội dung xuất hiện trên bảng theo ý muốn, cho dù ban ngày hay ban đêm ở cách xa từ 200-300m cũng đều có thể nhìn thấy. Các vị lãnh đạo của Bộ cũng đã đi nhiều nước trong khu vực Châu Á rồi, chẳng lẽ không học hỏi được cái gì hay từ nước bạn hay sao?

- Ban quản lý dự án các công trình giao thông cụ thể là quản lý thi công hệ thống cầu đường chưa thực hiện đúng trách nhiệm. Cầu xây xong sau 3-5 tháng là phải sửa chữa, 2 đầu cầu sụt lún gây ra dốc đứng, sóng trâu. Đoạn giữa nối các nhịp của cầu cũng có hiện tượng tương tự, ngay sau khi nghiệm thu thì rất bằng phẳng nhưng sau 2-3 tháng lại có hiện tượng hở nhịp hoặc lún sâu gây nguy hiểm cho các loại phương tiện qua lại cầu, đồng thời cũng tăng áp lực cho các nhịp khi các loại phương tiện có trọng tải lớn đi qua. Kỹ thuật xây dựng cầu của các đơn vị trong nước như thế nào? Trình độ quản lý dự án các công trình giao thông ra sao? Tại sao có những cầu đã được thi công cách đây vài chục năm nhưng lại tốt, trong khi mình thi công chỉ mới 5-6 tháng là có vấn đề?

    Với tư cách là một người tham gia giao thông, tôi cảm thấy những việc nêu trên cũng là những bức xúc chung của bao người tham gia giao thông khác. Hy vọng sẽ giúp vấn đề ATGT được cải thiện phần nào.

Nguyễn Quốc Nam:nqnam@agu.edu.vn

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)