Tỉnh Thái Nguyên chỉ có hơn 1 triệu dân nhưng gần như ngày nào cũng có tai nạn giao thông xảy ra, đa số nguyên nhân tập trung vào sự thiếu hiểu biết Luật giao thông của những người tham gia giao thông. Đặc biệt là việc chuyển...
Người gửi: Nguyễn Thành Chung
E-mail: nguyentrungstctng@gmail.com
Ngày: Thứ hai, 15/01/2007
Tỉnh Thái Nguyên chỉ có hơn 1 triệu dân nhưng gần như ngày nào cũng có tai nạn giao thông xảy ra, đa số nguyên nhân tập trung vào sự thiếu hiểu biết Luật giao thông của những người tham gia giao thông. Đặc biệt là việc chuyển làn đường (sang đường) không phát tín hiệu báo trước hoặc vượt đèn đỏ là phổ biến.
Bên cạnh sự thiếu ý thức của người tham gia giao thông là sự chưa tròn trách nhiệm của Cảnh sát giao thông. Thực tế chỉ nhìn thấy cảnh sát giao thông ở những chỗ vắng, hoặc để bắn tốc độ, hoặc để chặn xe tải chở hành hoặc xe khách chở vượt số người quy định, gần như không thấy CSGT duy trì trật tự ở ngã tư có đèn đỏ hoặc đường một chiều. Không nhìn thấy CSGT, người dân vốn đã thiếu ý thức giao thông nay lại càng thoải mái tự do đi theo ý mình, tai nạn giao thông xảy ra là chuyện đương nhiên.
Trên cơ sở tình hình thực tế tham gia giao thông, để giảm thiểu tai nạn giao thông ở Thái Nguyên, tôi đề nghị:
1) Đối với lực lượng cảnh sát giao thông: Khi tổ chức chốt kiểm tra phải công khai trước mặt dân chúng, không kéo người vi phạm giao thông vào trong xe hoặc chỗ khuất để giải quyết. Cần thiết khi lập chốt phải mời đại diện tổ dân phố (tổ trưởng, tổ phó…) tham gia thành phần chứng kiến.
- Giải quyết phải đúng Luật, kịp thời, hiệu quả. Dân không sợ phạt nếu đúng Luật, chỉ sợ CSGT hù doạ, đáng phạt 1 doạ lên 3 thậm chí lên 5.
- Khi xử phạt phải giải thích cho dân ở điều khoản nào, mức phạt bao nhiêu (có văn bản cụ thể cho dân xem).
- Bắt buộc ở Ngã ba, Ngã tư, đường một chiều … phải bố trí thường xuyên lực lượng CSGT duy trì trật tự hàng ngày.
2) Đối với người tham gia giao thông:
- Tăng hình phạt lên ít nhất gấp 5 lần hiện tại (mức phạt của Việt Nam so với một số nước như Trung Quốc, Sinhgapo, Indonexia là quá thấp).
- Gửi, thông báo mức hình phạt của người vi phạm giao thông về cơ quan hoặc về nơi cư trú để phối hợp giáo dục.
3) Đối với Cơ quan, ban ngành liên quan: Tổ chức thường xuyên kiểm tra lại lý thuyết Luật giao thông đối với người có bằng lái xe máy, xe ô tô. Người có bằng lái trong thời hạn kiểm tra lại lý thuyết mới được tham gia giao thông.
- Với bằng lái xe máy: 6 tháng kiểm tra lại lý thuyết một lần. Kiểm tra bằng máy vi tính, cấp giấy chứng nhận đã kiểm tra lại.
- Với bằng ô tô: 1 năm kiểm tra lại một lần. hình thức như trên.
- Kinh phí kiểm tra thu của người tham gia giao thông.
==========================================