Bắc Kạn: Chú trọng tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự ATGT

Thứ năm, 18/06/2020 08:34
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Thời gian qua, công tác phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông (TTATGT) luôn được các cấp, ngành tỉnh Bắc Kạn quan tâm triển khai. Qua đó tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong tư tưởng, nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân, góp phần tích cực thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Bên cạnh công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm, lực lượng CSGT toàn tỉnh
còn lồng ghép tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về TTATGT cho người dân

Với mục tiêu phấn đấu giảm tai nạn giao thông (TNGT) xuống từ 5 - 10%, theo Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ, thời gian qua, Bắc Kạn đã có nhiều giải pháp quyết liệt, đồng bộ nhằm giảm nhẹ TNGT; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về an toàn giao thông; xây dựng văn hóa giao thông an toàn trong mọi tầng lớp nhân dân, nhất là các quy định của pháp luật về nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện giao thông; tăng cường sự phối hợp chặt chẽ, nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, các đoàn thể ở cơ sở trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông nhằm nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông, coi đây là trách nhiệm của các cấp, các ngành, các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội và của toàn xã hội; đồng thời xây dựng nếp “ Văn hóa giao thông” trong cộng đồng.

Hằng tháng, quý, Ban ATGT tỉnh đều chủ động tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo các hoạt động trọng tâm, trọng điểm; đồng thời phối hợp với các ngành chức năng, Ban ATGT huyện, thành phố đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông phải nâng cao chất lượng, nội dung, hình thức tuyên truyền đa dạng, phong phú đảm bảo thiết thực có hiệu quả đến đông đảo người dân. Người tham gia giao thông, các cơ quan đơn vị, doanh nghiệp, trường học, các đơn vị kinh doanh vận tải bằng ô tô, chủ phương tiện, lái xe được tuyên truyền kiến thức pháp luật về TTATGT, đặc biệt là người dân ở vùng sâu, vùng xa, nhằm tạo sự đồng thuận để người dân chấp hành nghiêm pháp luật về TTATGT, góp phần kiềm chế, làm giảm tai nạn giao thông.

Chánh Văn phòng Ban ATGT tỉnh Nguyễn Anh Tuấn cho biết: Để công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về TTATGT đạt hiệu quả, Ban ATGT tỉnh thường xuyên chỉ đạo cho các ngành thành viên, Ban ATGT các địa phương tập trung tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; các quy định của pháp luật về an toàn giao thông mới được ban hành. Bên cạnh đó, tuyên truyền về tình hình tai nạn giao thông, nguyên nhân, hậu quả những vụ tai nạn giao thông; hậu quả của của tai nạn giao thông gây ra với gia đình và xã hội để cảnh báo, nhắc nhở người tham gia giao thông. Trong đó, đối tượng tuyên truyền chủ yếu là các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh vận tải, học sinh, sinh viên, người điều khiển phương tiện giao thông; đặc biệt là đội ngũ lái xe khách, lái xe tải, người điều khiển mô tô, xe gắn máy…

Trong lĩnh vực ATGT đường bộ, tuyên truyền mạnh và thường xuyên về các quy định giao khi tham gia giao thông bằng phương tiện xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện; các quy định, điều kiện liên quan đến vận tải hành khách; tác hại của việc sử dụng rượu, bia, ma túy đối với sức khỏe và an toàn xã hội; tuyên truyền về công tác bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông, hành lang an toàn đường bộ, công tác quản lý đô thị… Về lĩnh vực đường thủy, tuyên truyền mạnh các quy định về điều kiện đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông đường thủy nội địa, trong hoạt động chở khách du lịch, chở khách trên sông, hồ; vận động người đi thuyền, xuồng mặc áo phao hoặc sử dụng dụng cụ nổi cá nhân.

Tính đến 15/6, toàn tỉnh xả ra 21 vụ TNGT, làm 10 người chết, 13 bị thương, thiệt hại tài sản hơn 1,1 tỷ đồng. So với cùng kỳ 2019, giảm cả 3 tiêu chí. Cụ thể, giảm 02 vụ TNGT; giảm 01 người chết và giảm 07 người bị thương. Cũng trong 6 tháng đầu năm, lực lượng Cảnh sát giao thông trong toàn tỉnh đã phát hiện 7.205 trường hợp vi phạm các quy định về TTATGT, tiến hành xử lý vi phạm 6.568 trường hợp, tạm giữ 44 xe ô tô, 957 mô tô, tước giấy phép lái xe có thời hạn 458 trường hợp; thu nộp ngân sách Nhà nước hơn 4,3 tỷ đồng. 

Với kết quả trên, có thể thấy việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT đã từng bước nâng cao nhận thức, ý thức tự giác chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông. Góp phần đảm bảo TTATGT, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh..

kieuanh

Nguồn: Báo Bắc Kạn

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)