Nam Định: Xây dựng văn hoá giao thông: Đi đường phải biết nhường nhịn

Thứ sáu, 01/07/2011 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Thực tiễn cho thấy, nơi nào xây dựng đời sống văn hoá, nếp sống văn minh phát triển, thì ở đó an ninh chính trị, ATGT được bảo đảm. Cách ứng xử văn minh giữa những con người tại nơi công cộng, trên đường phố trật tự, người tham gia giao thông nhường đường cho nhau, đi lại đúng luật, nếu chẳng may có sự va chạm thì họ mỉm cười hoặc xin lỗi, đó là cách ứng xử có văn hoá.
Thực tiễn cho thấy, nơi nào xây dựng đời sống văn hoá, nếp sống văn minh phát triển, thì ở đó an ninh chính trị, ATGT được bảo đảm. Cách ứng xử văn minh giữa những con người tại nơi công cộng, trên đường phố trật tự, người tham gia giao thông nhường đường cho nhau, đi lại đúng luật, nếu chẳng may có sự va chạm thì họ mỉm cười hoặc xin lỗi, đó là cách ứng xử có văn hoá.
Mặt trái của cơ chế thị trường đã và đang gây ra sự hỗn loạn trong nếp sống, đó là cách ứng xử thô bạo, phản văn hoá. Đồng thời nó cũng tạo nên lối sống, cách ứng xử phi văn hoá, chà đạp lên nhân phẩm và đạo lý, coi thường tính mạng cộng đồng, thể hiện qua những hành vi lái xe vượt ẩu, đâm chết người đi đường, vượt đèn đỏ gây tai nạn cho bao người, làm ùn tắc giao thông, va chạm rồi đánh, chửi, gây rối loạn nơi công cộng… Đó là những kẻ cá nhân ích kỷ, không hề có một mảy may trách nhiệm đối với cộng đồng.
Muốn giải quyết tận gốc những tệ nạn trên, phải chống chủ nghĩa cá nhân, phải giáo dục ý thức cộng đồng và tinh thần trách nhiệm của mọi người dân khi tham gia giao thông. Cách ứng xử văn minh lịch sự, có văn hoá khi tham gia giao thông phải là một tiêu chí trong các tiêu chuẩn để bình bầu cá nhân, gia đình, tập thể văn hoá hàng năm của toàn xã hội. Xây dựng một nền văn hoá đô thị của thế kỷ mới, chú ý mật độ dân số, quy hoạch giao thông và văn hoá ứng xử. Di dời các cơ sở, trường học ra khỏi trung tâm thành phố. Cần tăng cường đưa Luật Giao thông đường bộ vào chương trình giảng dạy trong nhà trường và các cơ sở giáo dục sao cho phù hợp với từng ngành học, cấp học. Đồng thời phải có những hình thức nghệ thuật phản ánh sinh động các hoạt động giao thông, châm biếm, phê phán những hành vi thiếu văn hoá của những người tham gia giao thông.
Văn hoá là cái gốc của một xã hội văn minh, lành mạnh. Giao thông và văn hoá ứng xử đẹp sẽ hạn chế TNGT, tạo nên cuộc sống yên bình cho từng gia đình và cho toàn xã hội, tạo đà cho sự phát triển bền vững kinh tế và sự nghiệp CNH-HĐH đất nước./.
Trungna (theo baonamdinh)

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)