Văn hóa giao thông và ý thức cộng đồng

Thứ ba, 10/11/2009 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Văn hóa, xét cho cùng là giá trị vật chất và tinh thần do con người tạo ra, thể hiện mối quan hệ, lối ứng xử, biểu hiện văn minh giữa con người với con người. Văn hóa giao thông (VHGT) là biểu hiện lối ứng xử “đẹp” giữa những người tham gia giao thông (TGGT) trong cộng đồng xã hội.
Văn hóa, xét cho cùng là giá trị vật chất và tinh thần do con người tạo ra, thể hiện mối quan hệ, lối ứng xử, biểu hiện văn minh giữa con người với con người. Văn hóa giao thông (VHGT) là biểu hiện lối ứng xử “đẹp” giữa những người tham gia giao thông (TGGT) trong cộng đồng xã hội.
Thực tế cho thấy, những năm gần đây, vấn đề giao thông, đặc biệt ở các đô thị lớn của cả nước, càng trở nên phức tạp. Hạ tầng giao thông không theo kịp với sự phát triển của kinh tế - xã hội đã dẫn đến sự ách tắc giao thông và đặc biệt đã xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông (TNGT) nghiêm trọng mà nhắc đến con số người chết và bị tàn tật do TNGT gây ra, ai cũng thấy bàng hoàng. Vì thế, vấn đề an toàn giao thông (ATGT) đã trở nên cấp bách. TNGT từ lâu đã trở thành nỗi lo thường trực của mỗi người khi lưu thông trên đường.
Biểu hiện VHGT, đó là sự hiểu biết pháp luật và chấp hành luật lệ của người TGGT. Người TGGT hiểu và chấp hành luật lệ giao thông (LLGT) chưa đủ, mà còn phải tuyên truyền và hướng dẫn mọi người chấp hành LLGT, xây dựng ý thức, trách nhiệm cộng đồng. VHGT còn thể hiện ở sự gương mẫu chấp hành LLGT của người TGGT và cả người điều khiển giao thông. Thực tế, vẫn còn nhiều người TGGT chưa thể hiện được nét đẹp văn hóa giao thông. Người lái xe con thì tay cầm vô lăng, tay cầm điện thoại di động thản nhiên nói chuyện, mất tập trung lái xe. Người chạy xe mô tô thì vô tư lấn làn đường, phóng nhanh vượt ẩu, khạc nhổ tự nhiên... Giao thông trở nên rối loạn nếu không có cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ, hoặc khi tín hiệu đèn không còn do mất điện. Va quẹt nhau một tý, không thấy lời xin lỗi nhau mà chỉ chực văng tục, gườm nhau... Tình trạng lấn chiếm lòng lề đường, giao thông không đúng luật lệ và cả việc thiếu ý thức giữ gìn vệ sinh công cộng vẫn diễn ra, đặc biệt ở các đô thị lớn, các bến tàu, xe, nơi sinh hoạt đông người.
Sự hợp tác, sẻ chia khi TGGT cũng là một biểu hiện của VHGT. Khi gặp cảnh ách tắc giao thông, nhất là vào giờ cao điểm đưa con tới trường, đón con về nhà hay đến công sở, nhà máy, bến xe... vẫn còn thấy những ứng xử thiếu văn hóa giữa những người TGGT. Ưu tiên, giúp đỡ các cụ già, em nhỏ, phụ nữ có thai, người tàn tật... xưa nay đã là nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc ta, đến nay khi TGGT vẫn có việc làm ngược lại, thật phản cảm, đáng chê trách.
Số liệu từ Ban ATGT tỉnh cho biết, trong Tháng ATGT (9-2009), toàn tỉnh xảy ra 27 vụ TNGT, làm chết 29 người, 9 người bị thương. So với cùng kỳ năm trước, số vụ TNGT không giảm, số người chết và bị thương giảm cũng không đáng kể. TNGT xảy ra nhiều vẫn thuộc các địa bàn đông dân cư, mật độ phương tiện và người TGGT cao như TX.TDM, Dĩ An, Thuận An, Bến Cát. Thực tế nêu trên cho thấy, thực trạng TNGT trên địa bàn tỉnh vẫn còn diễn biến phức tạp. Từ thực tế đó, đòi hỏi sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, chính quyền, cơ quan chức năng trong việc tiếp tục tìm giải pháp để kéo giảm TNGT, xây dựng môi trường VHGT lành mạnh. Trong đó, việc nâng cao sự hiểu biết và ý thức tự giác chấp hành LLGT trong cộng đồng nói chung và người trực tiếp TGGT vẫn là vấn đề đặt lên hàng đầu.
Báo Bình Dương

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)