Trong những năm gần đây, đời sống vật chất của các gia đình Việt Nam được cải thiện cùng với sự phát triển chung của đất nước, việc mua một chiếc xe máy không còn là vấn đề quá khó khăn. Điều đáng nói là nhiều phụ huynh đã chiều theo ý thích của con trong việc cho con em mình sử dụng xe máy khi chưa đủ tuổi được pháp luật cho phép. Học sinh hàng ngày vẫn điều khiển xe máy đến trường
Trong những năm gần đây, đời sống vật chất của các gia đình Việt Nam được cải thiện cùng với sự phát triển chung của đất nước, việc mua một chiếc xe máy không còn là vấn đề quá khó khăn. Điều đáng nói là nhiều phụ huynh đã chiều theo ý thích của con trong việc cho con em mình sử dụng xe máy khi chưa đủ tuổi được pháp luật cho phép. Học sinh hàng ngày vẫn điều khiển xe máy đến trường, nếu các điểm giữ xe trong nhà trường không cho phép học sinh mang xe máy vào trong khu vực trường thì cũng không sao, bởi các điểm giữ xe tư nhân xung quanh nhà trường sẵn sàng phục vụ các “thượng đế”. Tình trạng học sinh sử dụng xe gắn máy khi chưa đủ tuổi là vấn đề rất đáng lưu tâm, bởi thực tế không ít vụ tai nạn giao thông xảy ra, trong đó người gây tai nạn và nạn nhân thuộc nhóm đối tượng này.
|
Thực tế trên cho thấy những bất cập trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông (ATGT) cho giới trẻ nói chung, đối tượng học sinh nói riêng. Trong nhà trường, hiện chưa có một chương trình giáo dục về ATGT có tính hệ thống, đồng bộ, liên tục trong cả 3 cấp học. Những kiến thức về pháp luật giao thông được giới thiệu rải rác trong môn Giáo dục công dân là chưa đủ.
Công tác tuyên truyền hời hợt, chưa có chiều sâu nên hiệu quả và sức tác động tới học sinh bị hạn chế. Bắt nguồn từ nguyên do trên, Bộ Giáo dục - Đào tạo (GD-ĐT) đã có Văn bản chỉ đạo ngành GD-ĐT các tỉnh, thành phố triển khai “Tháng An toàn giao thông (ATGT)” và công tác giáo dục pháp luật ATGT năm học 2009-2010. Chủ đề trọng tâm được phát động là “Tháng Văn hóa giao thông”. Tùy vào tình hình thực tế của từng địa phương và địa bàn, các trường học tổ chức ra quân và phát động “Tháng ANGT” vào tuần đầu tiên của thàng 9-2009, năm học 2009-2010.
Mục tiêu đề ra là tạo bước chuyển biến về nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật ATGT của HS-SV, giáo viên và mọi tầng lớp nhân dân khi tham gia giao thông. Phấn đấu giảm các vụ TNGT liên quan tới HS-SV so với tháng 9-2008. Cùng đó, căn cứ vào từng lứa tuổi và bậc học, Ban giám hiệu các trường chủ động tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật ATGT và hướng dẫn xây dựng các tiêu chí “Văn hóa giao thông” trong trường học.
Năm học 2009-2010, Bộ GD-ĐT đề ra 7 nội quy cụ thể khi HS-SV tham gia giao thông. Thứ nhất, lưu thông đúng làn đường, phần đường; tuần thủ quy định về tốc độ; dừng, đỗ phương tiện đúng nơi quy định; đội MBH khi đi môtô, xe gắn máy; không vi phạm quy định về nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông và thắt dây an toàn khi lái xe, ngồi ghế trước xe ôtô.
Thứ hai, tuân thủ hiệu lệnh và chỉ dẫn của người điều khiển giao thông, đèn tín hiệu, biển báo hiệu và vạch kẻ đường.
Thứ ba, điều khiển phương tiện cơ giới tham gia giao thông phải có GPLX, chứng chỉ chuyên môn phù hợp và phương tiện phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường.
Thứ tư, HS-SV cần tự giác chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật ATGT, kể cả khi không có lực lượng chức năng, như CSGT, TTGT, CSTT… làm công tác tổ chức TTKS trên đường.
Thứ năm, nhà trường cần thường xuyên tuyên truyền, phổ biến tới HS-SV không thực hiện các hành vi nguy hiểm có hại cho bản thân, cộng đồng khi tham gia giao thông; tích cực phê phán, ngăn chặn kịp thời các hành vi gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông như: lạng lách đánh võng, đua xe và cổ vũ đua xe trái phép; rải đinh trên đường…
Thứ sáu, HS-SV phải thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các nội quy, quy định về pháp luật ATGT tại trường học, khi lưu thông qua phà, đò, tàu, máy bay…
Thứ bảy, tận tình giúp đỡ người tham gia giao thông khi gặp TNGT nghiêm trọng, đặc biệt là đối tượng người tàn tật, trẻ em và người cao tuổi. Đặc biệt, Bộ GD-ĐT cũng yêu cầu các trường học xây dựng kế hoạch đảm bảo ATGT trên cơ sở Chỉ thị số 52/2007/CT-BGDĐT về tăng cường công tác giáo dục ATGT trong các cơ sở giáo dục.
Ngoài nhân tố gia đình giữ vị trí hết sức quan trọng, để làm chuyển biến nhận thức của HS-SV về ATGT, vai trò nhà trường và ngành Giáo dục cũng hết sức quan trọng, phải vào cuộc tích cực, quyết liệt. Bởi đây là môi trường rất thuận lợi để HS-SV có thể thu nhận được những kiến thức cần thiết về pháp luật nói chung và vấn đề ATGT nói riêng. Cô giáo Nguyễn Diệu Hương, trường Tiểu học Nguyễn Du nhận định: “Thiết nghĩ, cần có chương trình giáo dục về ATGT ngay từ bậc Tiểu học. Các hình thức tuyên truyền cũng cần sinh động hơn, ví dụ như tổ chức sân khấu hóa, tổ chức các cuộc thi kết hợp tuyên truyền miệng...
Bên cạnh đó, việc tổ chức cho học sinh xem những hình ảnh về các lỗi vi phạm, về hậu quả của các vụ tai nạn giao thông cũng có thể có sức tác động mạnh mẽ hơn nhiều buổi tuyên truyền, kêu gọi khô khan, đơn điệu. Về phía gia đình, tùy thuộc vào độ tuổi của con em cần có những hướng dẫn về kỹ năng tham gia giao thông, đồng thời thường xuyên nhắc nhở, giáo dục về những tác hại, hậu quả của việc vi phạm ATGT. Các phương tiện thông tin đại chúng cần có nhiều hơn nữa những chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền phổ biến về ATGT cho đối tượng học sinh”.
Để kiềm chế, giảm thiểu tai nạn giao thông hiệu quả, cần làm chuyển biến nhận thức của mỗi người trong việc chấp hành nghiêm luật lệ ATGT. Muốn vậy, việc đẩy mạnh công tác giáo dục, tuyên truyền những kiến thức, kỹ năng về ATGT cho đối tượng HS-SV, giám sát và xử lý nghiêm HS-SV vi phạm pháp luật ATGT là vô cùng cần thiết; tích cực tham gia hưởng ứng cuộc vận động của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân: “HS-SV gương mẫu thực hiện và vận động gia đình chấp hành nghiêm túc pháp luật ATGT”.
Theo ANTD