Văn hoá khi tham gia giao thông

Thứ hai, 24/08/2009 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Trên tuyến đường từ Ninh Bình vào Thanh Hoá có khẩu hiệu “Người tôn trọng Luật Giao thông là người có văn hoá" đã mang  ý nghĩa giáo dục đối với những người tham gia giao thông.
Trên tuyến đường từ Ninh Bình vào Thanh Hoá có khẩu hiệu “Người tôn trọng Luật Giao thông là người có văn hoá" đã mang  ý nghĩa giáo dục đối với những người tham gia giao thông.
 
Hoạt cảnh trong một tiểu phẩm thi tìm hiểu ATGT của các em học sinh khối tiểu học.
Tai nạn giao thông (TNGT) đang là vấn đề bức xúc của toàn xã hội hiện nay. Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều giải pháp nhằm kiềm chế, đẩy lùi tai nạn giao thông. Nhiều phong trào đã được phát động trên phạm vi cả nước như: “Tháng an toàn giao thông”, “Tuần lễ an toàn giao thông đường bộ toàn cầu”… Tất cả những việc làm đó đều vì một mục đích mang lại sự bình yên, hạnh phúc cho mọi người, mọi gia đình và toàn xã hội. Tuy vậy, TNGT vẫn ngày ngày hiện hữu, đe doạ mạng sống của con người.
Trên nhiều tuyến đường ở các địa phương trong tỉnh hay trong cả nước đã xảy ra những vụ TNGT thảm khốc, cướp đi sinh mạng của nhiều người và thiệt hại tới tài sản của Nhà nước, nhân dân. Chúng ta vẫn bắt gặp trên đường hình ảnh: người đi xe máy không đội mũ bảo hiểm; người điều khiển phương tiện uống rượu, bia kể cả trong lúc lái xe ôtô, xe máy; thanh, thiếu niên chở ba, bốn người lạng lách, đánh võng trên đường. Các ngã ba, ngã tư, vẫn có người đi ngược chiều, vượt đèn đỏ. Thậm chí khi vi phạm Luật Giao thông còn bỏ trốn hay chống lại người thi hành công vụ…
 
Mọi sự việc đều bắt nguồn từ ý thức của mỗi người trong việc thực hiện nghiêm túc Luật Giao thông. Chính vì vậy, Tháng an toàn giao thông (ATGT) năm nay lấy chủ đề trọng tâm là “Tháng văn hoá giao thông”, mục đích tạo bước chuyển biến mới về nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về trật tự ATGT của mọi tầng lớp nhân dân, từng bước tạo nên thói quen ứng xử có văn hoá trong mỗi người khi tham gia giao thông.
Văn hoá giao thông được cụ thể hoá bằng các tiêu chí cơ bản như: hiểu biết đầy đủ, đúng các quy định của pháp luật và tự giác chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về đảm bảo trật tự ATGT; không vi phạm các quy định của pháp luật về đảm bảo trật tự ATGT. Khi tham gia giao thông có trách nhiệm với bản thân và với cộng đồng; tôn trọng, nhường nhịn và giúp đỡ người khác. Có thái độ ứng xử văn minh, lịch sự khi xảy ra va chạm giao thông, chấp hành quy định xử phạt khi vi phạm hành chính về giao thông.
Hưởng ứng Tháng ATGT, mỗi người bằng hành động nhỏ từ việc bắt đầu ứng xử có văn hoá khi tham gia giao thông, đó là: chấp hành nghiêm chỉnh Luật Giao thông: đi đúng phần đường, dừng đỗ xe đúng quy định, đội mũ bảo hiểm khi đi môtô, xe máy, không uống rượu bia khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Tuân thủ hiệu lệnh và chỉ dẫn của người điều khiển giao thông, tự giác chấp hành kể cả khi không có lực lượng tuần tra, kiểm soát trên đường…
 
Bên cạnh đó, đối với cư dân sinh sống ven đường không lấn chiếm hành lang ATGT đường bộ, đường sắt, đường thuỷ; không sử dụng vỉa hè, lòng đường để buôn bán hàng hoá. Đấu tranh, phê phán và ngăn chặn các hành vi gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông như: rải đinh trên đường, ném đất, ném đá lên tàu hoả, đổ nước thải ra đường…
Hiện nay, chúng ta đang xây dựng gia đình văn hoá, cơ quan văn hoá, làng, phố văn hoá mà trọng tâm là xây dựng con người văn hoá. Đảm bảo ATGT là trách nhiệm của mọi cấp, mọi ngành và mọi người. Chính vì vậy, mỗi chúng ta phải nghiêm túc chấp hành Luật Giao thông để mang lại hạnh phúc cho chính mình, cho cộng đồng và góp phần xây dựng xã hội văn minh hơn, tốt đẹp hơn.
 Nguồn: Báo Ninh Bình

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)