Báo Điện Biên phủ: Chấp hành Luật giao thông ở tầm văn hóa

Thứ tư, 16/09/2009 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ

Nhiệm vụ bảo đảm trật tự ATGT đang đặt ra những yêu cầu mới, đòi hỏi cơ quan chức năng phải nỗ lực nhiều hơn và thực hiện các giải pháp đồng bộ hơn mới đạt mục tiêu: Tạo bước chuyển biến mạnh mẽ đối với người tham gia giao thông về nhận thức, ý thức chấp hành quy định pháp luật và văn hóa giao thông. Nâng cao trách nhiệm và hiệu quả phối hợp của các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền các cấp trong công tác bảo đảm trật tự ATGT

Nhiệm vụ bảo đảm trật tự ATGT đang đặt ra những yêu cầu mới, đòi hỏi cơ quan chức năng phải nỗ lực nhiều hơn và thực hiện các giải pháp đồng bộ hơn mới đạt mục tiêu: Tạo bước chuyển biến mạnh mẽ đối với người tham gia giao thông về nhận thức, ý thức chấp hành quy định pháp luật và văn hóa giao thông. Nâng cao trách nhiệm và hiệu quả phối hợp của các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền các cấp trong công tác bảo đảm trật tự ATGT. Xử lý nghiêm minh các vi phạm và khắc phục kịp thời các nguy cơ tiềm ẩn gây ra tai nạn giao thông (TNGT), là nội dung chủ yếu Ban An toàn giao thông tỉnh yêu cầu cần tập trung thực hiện cao độ trong Tháng ATGT năm 2009.
Từ đầu năm đến nay, dù lực lượng cảnh sát giao thông (Công an tỉnh) và các đơn vị liên quan, như: Thanh tra giao thông, Công an các huyện, thị xã đã có nhiều cố gắng, song công tác bảo đảm trật tự ATGT vẫn còn không ít thách thức. Tình trạng người tham gia giao thông không chấp hành quy định định giao thông vẫn diễn ra khá phổ biến; TNGT nghiêm trọng vẫn xảy ra; học sinh sinh viên vượt đèn đỏ, đi ngược đường vẫn thường thấy sau những giờ tan học... Đáng lưu ý là, sau hai tuần thực hiện Tháng ATGT, lực lượng cảnh sát giao thông đã lập biên bản vi phạm 437 trường hợp vi phạm các quy định Luật ATGT: chở quá số người quy định; người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm, không cài quai mũ và khá nhiều trường hợp uống rượu bia điều khiển phương tiện tham gia giao thông.Cũng thời gian này, toàn tỉnh xảy ra 10 vụ TNGT với các lỗi vi phạm chủ yếu dẫn đến TNGT là do người điều khiển phương tiện cố tình vi phạm chạy quá tốc độ, đi không đúng làn đường. Đặc biệt là vụ TNGT nghiêm trọng xảy ra ngày 10/9 trên địa phận xã Mường Mươn, huyện Mường Chà với hậu quả là 1 ngườichết, 6 người bị thương đã để lại dư luận nhân dân nhiều tiếc nuối. Bởi giá như, lái xe ý thức hơn trách nhiệm đảm bảo an toàn cho hành khách thì có lẽ không đến nỗi chạy như ma đuổi đến nỗi lao xuống vực...
Thực hiện chỉ đạo của ủy ban ATGT quốc gia về việc hướng dẫn nội dung cơ bản xây dựng văn hóa giao thông trong Tháng ATGT năm nay, ngay đầu tháng 8/2009, Ban ATGT tỉnh đã có hướng dẫn giao việc cụ thể tới các ngành thành viên Ban ATGT tỉnh, huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức chính trị xã hội, các cơ quan đơn vị trên địa bàn tỉnh. Trong hướng dẫn nêu rõ định nghĩa, tiêu chí và một số hành vi thể hiện Văn hoá giao thông đối với người tham gia giao thông, cư dân sinh sống dọc hành lang giao thông và lực lượng làm nhiệm vụ bảo đảm trật tự ATGT. Việc công bố nội dung và chỉ đạo thực hiện nội dung nói trên là một bước tiến quan trọng nhằm xây dựng thói quen và nét đẹp văn hóa giao thông, nhân tố bảo đảm sự bền vững đối với công tác bảo đảm trật tự ATGT.
“Văn hóa giao thông (VHGT) được biểu hiện bằng hành vi xử sự đúng pháp luật, theo các chuẩn mực của xã hội về lẽ phải, cái đẹp, cái thiện của người tham gia giao thông. Xây dựng VHGT nhằm tạo nên thói quen cư xử có văn hóa, đúng pháp luật; coi việc tự giác tuân thủ pháp luật về bảo đảm trật tự ATGT như một chuẩn mực đạo đức truyền thống và là biểu hiện văn minh hiện đại của con người khi tham gia giao thông.
Thiết nghĩ, thực hiện VHGT phải bắt đầu từ việc cụ thể, từng người phải thay đổi cách nhìn nhận và điều chỉnh hành vi khi tham gia giao thông. Chẳng hạn như việc không đội mũ bảo hiểm hoặc đội không cài quai khi ngồi trên môtô, xe gắn máy thì phải nghĩ tới gánh nặng của xã hội, của người thân, gia đình trong trường hợp thương vong. Hưởng ứng Tháng ATGT, thực hiện các chuẩn mực VHGT, việc làm thiết thực góp phần kiềm chế, đẩy lùi tai nạn, vi phạm giao thông, các cơ quan nhà nước, tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp tiếp tục đề cao trách nhiệm giáo dục và phát huy vai trò gương mẫu của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và các thành viên của các tổ chức trong việc tự giác chấp hành pháp luật về trật tự ATGT. Các trường học, tổ chức Đoàn Thanh niên và Đội Thiếu niên cùng thôn xóm, khối phố cũng như từng gia đình chung tay góp sức cùng thanh niên, thiếu niên và học sinh, sinh viên, tạo chuyển biến sâu sắc về việc chấp hành Luật Giao thông ở tầm văn hóa.
Theo Báo ĐBP

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)