Diễn đàn các nhà báo môi trường VN : Cần có “Văn hóa đi đường”

Thứ năm, 17/09/2009 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ

Với mặt bằng dân trí chưa phải là cao, chúng ta chưa thể kỳ vọng có ngay nếp sống “Văn hoá giao thông”, mà bước đầu, chỉ nên tập trung xây dựng “Văn hoá đi đường”. Bởi vì phạm vi “Văn hoá giao thông” rất rộng, có nhiều việc nằm ngoài tầm tay người Quản lý thuần tuý về ATGT như việc ăn mặc cọc cạch, chắp vá: quần ngủ với áo sơ- mi; quần Tây - “dương lịch” với áo Ta- “âm lịch” đi “bát phố”. Hoặc sỉ mũi, hắt xì hơi, nhổ nước bọt bay trước mặt người đi đường bên cạnh…

Với mặt bằng dân trí chưa phải là cao, chúng ta chưa thể kỳ vọng có ngay nếp sống “Văn hoá giao thông”, mà bước đầu, chỉ nên tập trung xây dựng “Văn hoá đi đường”. Bởi vì phạm vi “Văn hoá giao thông” rất rộng, có nhiều việc nằm ngoài tầm tay người Quản lý thuần tuý về ATGT như việc ăn mặc cọc cạch, chắp vá: quần ngủ với áo sơ- mi; quần Tây - “dương lịch” với áo Ta- “âm lịch” đi “bát phố”. Hoặc sỉ mũi, hắt xì hơi, nhổ nước bọt bay trước mặt người đi đường bên cạnh…
 Nhân cuộc phát động tháng 9 này ở Hà Nội là “tháng Văn hoá giao thông”; tôi cho rằng: muốn có “Văn hoá đi đường”, trước tiên cần có trình độ dân trí. Hay nói cách khác: trình độ dân trí được thể hiện “lộ rõ" Văn hoá đi đường.
 Một số ví dụ cụ thể: Trước đây trình độ dân trí nước ta còn nhiều cái lạc hậu. Chỉ nói riêng lĩnh vực vận tải đường bộ, cánh lái xe đã kẻ khẩu hiệu “Còi to cho vượt” trên đuôi ô tô. Nay thời buổi hiện đại hơn, mỗi khi vượt xe trước, đâu có cần phải bóp còi inh ỏi, mà chỉ dùng đèn xi - nhan “xin đường”, kể cả ban ngày và ban đêm. Điều này cũng là một thực tế rất điển hình tại Thái Lan, khi tôi sang đấy 5 hôm (vào mùa hè 2008) mà không hề nghe thấy một tiếng còi xe ô tô nào.
Tuy nhiên trở lại Việt Nam, vẫn còn tình trạng “ba lái xe” tuỳ tiện sử dụng còi hơi kêu to, inh tai, nhức óc và làm những người đi đường “yếu bóng vía” phải giật mình, gây ảnh hưởng xấu đến trật tự an toàn giao thông (ATGT).
Đặc biệt, hiện nay người đi đường đang tồn tại thói quen: “Không đi được” mới chịu; còn “không được đi”- vẫn cứ đi. Thói quen này phụ thuộc vào trình độ dân trí, thật khó khắc phục một sớm một chiều. Cho nên việc làm thí điểm kẻ các “vạch sơn liền nét” để tách bạch làn xe 2 bánh với làn xe 4 bánh, đã thất bại, dư âm đến “Văn hoá đi đường” trên các trục tuyến Kim Mã, Đại Cồ Việt- Trần Khát Chân… ở Hà Nội.
Với trình độ dân trí và việc xây dựng “Văn hoá đi đường” hiện nay, chỉ có thể tách bạch các làn xe 2- 3 bánh với làn xe 4 bánh bằng hệ thống dải phân cách “cứng”- cố định (có thể trồng cây xanh ở trên) như tuyến phố Tôn Đức Thắng, thành phố Hồ Chí Minh (trong ảnh). Như vậy, công tác thiết kế tổ chức giao thông, cũng cần phải sâu sát thực tế, phù hợp trình độ dân trí, “Văn hoá đi đường”.
Ngoài ra với mặt bằng dân trí chưa phải là cao, chúng ta chớ vội vã, tham vọng có ngay nếp sống “Văn hoá giao thông”, mà bước đầu, chỉ nên tập trung xây dựng “Văn hoá đi đường”. Bởi vì phạm vi “Văn hoá giao thông” rất rộng, kể cả việc “độ” xe, hoặc dán đề- can vẽ các hình trang trí trên xe mô tô của những bạn trẻ… Thậm chí còn có nhiều việc nằm ngoài tầm tay người Quản lý thuần tuý về ATGT như việc ăn mặc cọc cạch, chắp vá: quần ngủ với áo sơ- mi; quần Tây - “dương lịch” với áo Ta- “âm lịch” đi “bát phố”. Hoặc sỉ mũi, hắt xì hơi, nhổ nước bọt bay trước mặt người đi đường bên cạnh…
“Văn hoá đi đường” chủ yếu là ý thức dân trí trong việc chấp hành Luật Giao thông. Chẳng hạn đối với người đi bộ, phải sang đường đúng chỗ. Đối với người lái xe, phải biết nhường đường cho người đi bộ trên vạch sơn “ngựa vằn”; không lấn trái, lấn phải… để bảo đảm trật tự ATGT.
Theo VFEJ

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)