Chủ đề trọng tâm của tháng an toàn giao thông năm 2009 được Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia chọn là “tháng văn hóa giao thông”. Thực hiện chủ trương này vừa qua, Ban An toàn giao thông tỉnh Đồng Nai đã phối hợp các cấp, các ngành triển khai kế hoạch tuyên truyền mạnh mẽ đến mọi tầng lớp nhân dân về thực hiện nếp sống văn hóa đi đường. Tuy nhiên để xây dựng thành công nếp sống văn hóa giao thông (VHGT) cần xuất phát từ ý thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân khi tham gia giao thông.
Chủ đề trọng tâm của tháng an toàn giao thông năm 2009 được Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia chọn là “tháng văn hóa giao thông”. Thực hiện chủ trương này vừa qua, Ban An toàn giao thông tỉnh Đồng Nai đã phối hợp các cấp, các ngành triển khai kế hoạch tuyên truyền mạnh mẽ đến mọi tầng lớp nhân dân về thực hiện nếp sống văn hóa đi đường. Tuy nhiên để xây dựng thành công nếp sống văn hóa giao thông (VHGT) cần xuất phát từ ý thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân khi tham gia giao thông.
Những lúc tắc đường rất cần cách hành xử có văn hóa
Để xây dựng nếp ứng xử có văn hóa của mọi người khi tham gia giao thông, trước hết phải thống nhất với nhau nhận thức về VHGT. VHGT được hiểu là cách ứng xử có văn hóa của con người khi tham gia giao thông, được biểu hiện bằng hành vi xử sự đúng pháp luật, theo các chuẩn mực của xã hội về lẽ phải, về cái đẹp, cái thiện của người tham gia giao thông. Xây dựng VHGT nhằm tạo nên thói quen cư xử có văn hóa, đúng pháp luật và ý thức tự giác tuân thủ pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông như một chuẩn mực đạo đức truyền thống, biểu hiện văn minh, hiện đại của con người khi tham gia giao thông. VHGT là một bộ phận của văn hóa ứng xử của con người khi tham gia giao thông. Xác định người tham gia giao thông là chủ thể để xây dựng nếp sống văn hóa khi tham gia giao thông, do vậy cần tập trung xây dựng ý thức văn hóa ở mỗi người, trong mỗi gia đình, trong mỗi cơ quan, đơn vị, trường học và cộng đồng khi tham gia giao thông. Những đặc trưng của VHGT được thể hiện ở nhiều góc độ như:thông hiểu đầy đủ, đúng các quy định của pháp luật và tự giác chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông; không vi phạm các quy định về bảo đảm trật tự an toàn giao thông; Có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng, tôn trọng, nhường nhịn và giúp đỡ người khác khi đi lại trên đường; Có thái độ ứng xử văn minh, lịch sự, chấp hành mọi chỉ dẫn của người thi hành nhiệm vụ; Xây dựng nếp sống VHGT nhằm giúp cho mọi người ý thức và trách nhiệm đúng khi tham gia giao thông, không chỉ vì lợi ích của bản thân mình mà còn phải đảm bảo an toàn cho những người khác.
Để xây dựng VHGT cho cả cộng đồng trước hết mỗi người cần nâng cao ý thức và thái độ khi tham gia giao thông. Biết từ tốn, bình tĩnh ưu tiên nhường nhịn cho người già, trẻ em; biết xin lỗi, cảm ơn khi có va quệt, biết đội mũ bảo hiểm cho mình và cho trẻ em khi tham gia giao thông. Khi đó VHGT của cả cộng đồng sẽ được nâng lên, TNGT và ùn tắc giao thông sẽ từng bước được đẩy lùi.
Hiện nay đâu đó vẫn còn tình trạng học sinh tan trường đi hàng hai, hàng ba thản nhiên trên đường phố; một số người tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm; hành vi vượt đèn đỏ, vừa đi xe vừa nghe điện thoại di động; hành vi uống rượu bia, phóng nhanh vượt ẩu; đi vào đường ngược chiều, đường cấm, bóp còi inh ỏi, các phương tiện tham gia giao thông trên đường mạnh ai nấy đi, không phân biệt làn đường, vạch phân làn; xe khách chở khách quá trọng tải, chạy quá tốc độ để tranh giành khách…Những hành vị này xét trên khía cạnh VHGT sẽ trở thành những hiện tượng lố bịch, lạc lõng và bị cộng đồng lên án.
Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cuộc sống mới luôn đòi hỏi phải xây dựng nền văn hóa đạo đức Việt Nam mới ngang tầm với yêu cầu của cuộc cách mạng và hội nhập quốc tế. Mỗi người chúng ta phải nghiêm túc tự soi rọi bản thân trong cuộc sống hàng ngày, thường xuyên trao dồi, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vận dụng vào xây dựng nếp sống VHGT, góp phần đưa đất nước phát triển phồn vinh, bền vững, xây dựng con người Việt Nam luôn biết sống “mình vi mọi người và mọi người vì mình”.
www.dongnai.gov.vn