Vĩnh Phúc: Vì mục tiêu đảm bảo trật tự an toàn giao thông thông suốt, an toàn

Thứ ba, 10/09/2013 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Trước tình hình trật tự an toàn giao thông (TTATGT) vẫn còn nhiều diễn biến phúc tạp, ý thức tự giác chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông chưa cao; trong khi phương tiện tham gia giao thông ngày một tăng, nguy cơ xảy ra tai nạn, va chạm, ùn tắc giao thông còn nhiều. Để góp phần đảm bảo trật tự an toàn giao thông, thông suốt, an toàn, thời gian qua, với sự phối hợp chặt chẽ của các phòng, ban, Công an của các huyện, thành thị, lực lượng CSGT Công an tỉnh đã khắc phục khó khăn, tập trung chỉ đạo, triển khai quyết liệt những nội dung công tác đã đề ra, thực hiện tốt nhiệm vụ đảm bảo TTATGT trên toàn tỉnh.
Trước tình hình trật tự an toàn giao thông (TTATGT) vẫn còn nhiều diễn biến phúc tạp, ý thức tự giác chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông chưa cao; trong khi phương tiện tham gia giao thông ngày một tăng, nguy cơ xảy ra tai nạn, va chạm, ùn tắc giao thông còn nhiều. Để góp phần đảm bảo trật tự an toàn giao thông, thông suốt, an toàn, thời gian qua, với sự phối hợp chặt chẽ của các phòng, ban, Công an của các huyện, thành thị, lực lượng CSGT Công an tỉnh đã khắc phục khó khăn, tập trung chỉ đạo, triển khai quyết liệt những nội dung công tác đã đề ra, thực hiện tốt nhiệm vụ đảm bảo TTATGT trên toàn tỉnh.
Hàng năm, thực hiện Kế hoạch của Công an tỉnh về thực hiện các giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông, Phòng CSGT (PC 67) đã xây dựng kế hoạch, huy động lực lượng, phương tiện, thực hiện đồng bộ các giải pháp đảm bảo TTATGT, tiếp tục duy trì và phấn đấu giảm tối thiểu 5% tai nạn giao thông, không để xảy ra ùn tắc giao thông; ngăn chặn và xử lý nghiêm tình trạng đua xe trái phép, chống người thi hành công vụ; tham mưu, chỉ đạo phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, phối hợp với lực lương công an trong công tác đảm bảo TTATGT, nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý Nhà nước, ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông; triển khai đến từng cán bộ, chiến sĩ trong toàn đơn vị nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật, nâng cao chất lượng hiệu quả công tác tham mưu, tuyên truyền, công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm, phục vụ hiệu quả công tác đấu tranh chống tội phạm; chấp hành nghiệm túc điều lệnh CAND, quy trình công tác; chủ động tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, không để xảy ra vi phạm, tiêu cực trong lực lượng CSGT.
Ngoài việc tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT tới mọi tầng lớp nhân dân nhằm tạo chuyển biến về nhận thức, nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông, đẩy mạnh xây dựng văn hóa giao thông; tập trung vào các đối tượng dễ gây tai nạn giao thông; phối hợp với các cơ quan thông tin, tuyên truyền, các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị đoàn thể, các đơn vị trường học,thông qua các hình thức như: tuyên truyền bằng panô, hình ảnh, khẩu hiệu tại các bộ phận thường trực xử lý vi phạm, đăng ký quản lý xe; in sao băng đĩa tuyền truyền cấp, phát cho các đơn vị, công an các huyện, thị để tuyên truyền tại cơ sở; thông qua công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm, chỉ huy hướng dẫn giao thông tại các cụm đèn tín hiệu tuyên truyền để người tham gia giao thông hiểu và chấp hành Luật GTĐB; thông báo vi phạm về cơ quan, đơn vị, trường học để răn đe, giáo dục, tuyên truyền… CSGT Công an tỉnh đã tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm, trong đó chú trọng công tác tuần tra lưu động tập trung vào các tuyến đường trọng điểm thường xảy ra tai nạn (Quốc lộ 2A, QL2 đoạn tránh thành phố Vĩnh Yên…); xử lý nghiêm các hành vi vi phạm TTATGT là nguyên nhân trực tiếp gây tai nạn giao thông và tử vong do tai nạn giao thông, lái xe vi phạm về nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện; tăng cường công tác kiểm tra liên ngành, xử lý vi phạm đối với ô tô chở khách, xe chở vật liệu rời, xe có tải trọng lớn và xe mô tô vi phạm…
Từ đầu năm đến nay, Phòng CSGT Công an tỉnh đã xây dựng kế hoạch mở 6 đợt cao điểm tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát đảm bảo TTATGT, tập trung xử lý theo từng chuyên đề: xe ô tô chở khách, mô tô, ô tô, xe máy vi phạm; xe ô tô tải chở quá khổ, quá tải; xe biển xanh, xe biển nước ngoài, người vi phạm; người ngồi trên mô tô, xe máy không đội mũ bảo hiểm… Qua đó đã phát hiện trên 11.890 trường hợp vi phạm (trong đó có 1.197 xe khách, 1.093 xe tải, 2.743 xe ô tô con và hơn 6.800 xe mô tô); tạm giữ 801 phương tiện, 11.185 bộ giấy tờ xe, thu hồi GPLX 1.646 trường hợp; xử phạt hành chính 10.987 trường hợp, sung công quỹ Nhà nước gần 15 tỷ đồng; thông báo vi phạm đến cơ quan, đơn vị người vi phạm trên 1.600 trường hợp; tổ chức học và kiểm tra lại Luật GTĐB cho 652 lái xe vi phạm Luật GTĐB bị thu hồi GPLX từ 60 ngày trở lên. Các trường hợp vi phạm chủ yếu vi phạm các lỗi như: chạy quá tốc độ (trên 9.100 trường hợp); chở quá số người quy định (586 trường hợp); không đội mũ bảo hiểm (655 trường hợp); vi phạm nồng độ cồn (trên 400 trường hợp)…
Với sự cố gắng nỗ lực của các cấp, ngành chức năng, 9 tháng năm 2013, TT ATGT đạt mục tiêu 3 giảm (giảm số vụ, số người chết, số người bị thương), không có hiện tượng ùn tắc, tụ tập đua xe trái phép. Toàn tỉnh xảy ra 33 vụ tai nạn giao thông đường bộ (tai nạn giao thông đường thuỷ, đường sắt không xảy ra), làm chết 28 người, bị thương 26 người, so với cùng kỳ năm 2012 giảm 7 vụ, giảm 11 người chết, giảm 1 người bị thương. Trong đó, địa bàn có nhiều vụ tai nạn xảy ra nhất là thành phố Vĩnh Yên với 7 vụ TNGT, làm chết 6 người và 8 người bị thương; huyện Tam Dương xảy ra 6 vụ, làm 4 người chết, 9 người bị thương; huyện Bình Xuyên xảy ra 4 vụ, làm chết 4 người, bị thương 3 người … Huyện Sông Lô và Lập Thạch, mỗi huyện chỉ xảy ra 1 vụ tai nạn và chỉ làm 1 người bị thương. Nguyên nhân chính gây tai nạn là do người điều khiển phương tiện đi sai phần đường (chiếm 13/33 vụ tai nạn giao thông); vi phạm tốc độ (10/33 vụ); vượt xe sai quy định (5 vụ), còn lại là các lỗi do chủ phương tiện không chú ý quan sát, thực hiện sai quy trình thao tác xe…
Những tháng còn lại của năm 2013, nhu cầu vận tải hàng hóa, hành khách tăng cao, số lượng phương tiện đông, mật độ phương tiện tham gia giao thông lớn, hạ tầng giao thông chưa đáp ứng được nhu cầu vận tải. Để công tác giữ gìn đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn đạt kết quả, giảm số vụ, số người chết, người bị thương, ngoài việc các lực lượng chức năng tiếp tục thực hiện quyết liệt các giải pháp đã đề ra, thực hiện tốt chỉ đạo của Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị của Bộ Công an, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh và Ban Giám đốc Công an tỉnh, trước hết bản thân mỗi người dân phải hiểu biết đầy đủ các quy định của pháp luật, tự giác chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về đảm bảo TTATGT. Khi tham gia giao thông phải có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng, có thái độ ứng xử văn minh lịch sự. Ngoài ra, người tham gia giao thông phải có hành vi thể hiện văn hóa giao thông như đi đúng làn đường, đúng phần đường; tuân thủ quy định về tốc độ, dừng đỗ xe đúng nơi quy định, đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe máy, không vi phạm về nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông; chấp hành quy định xử phạt khi vi phạm hành chính về giao thông. Ứng xử có văn hóa giao thông còn thể hiện qua học thức, hiểu biết về văn hóa, xã hội của mỗi cá nhân. Ứng xử có văn hóa giao thông phải bắt đầu từ những việc nhỏ, từ những hành vi văn hóa đến xây dựng con người văn hóa, tạo nên thói quen cư xử như một chuẩn mực đạo đức truyền thống, biểu hiện văn minh, hiện đại của con người khi tham gia giao thông. Đảm bảo an toàn giao thông là nhiệm vụ và trách nhiệm mà mỗi người đều phải thực hiện khi tham gia giao thông, góp phần ngăn chặn các hành vi vi phạm các quy định về trật tự an toàn giao thông, mang lại hạnh phúc cho chính mình, gia đình và cho cộng đồng xã hội.
Nguồn: Báo Vĩnh Phúc

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)