Liệu pháp sốc

Thứ năm, 27/11/2008 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Thống kê tai nạn giao thông trong nhiều năm gần đây cho thấy, một trong những nguyên nhân chiếm tỉ lệ cao là do người điều khiển phương tiện uống quá nhiều rượu bia, không làm chủ tốc độ, thiếu quan sát đường.
Chính vì vậy, Luật Giao thông đường bộ sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ 1.7.2009 đã kiên quyết không cho phép người  lái xe ôtô, lái máy kéo và các xe máy chuyên dụng được phép uống bất cứ một loại nước có nồng độ cồn nào khi đang điều khiển phương tiện.

Thống kê tai nạn giao thông trong nhiều năm gần đây cho thấy, một trong những nguyên nhân chiếm tỉ lệ cao là do người điều khiển phương tiện uống quá nhiều rượu bia, không làm chủ tốc độ, thiếu quan sát đường.
Chính vì vậy, Luật Giao thông đường bộ sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ 1.7.2009 đã kiên quyết không cho phép người  lái xe ôtô, lái máy kéo và các xe máy chuyên dụng được phép uống bất cứ một loại nước có nồng độ cồn nào khi đang điều khiển phương tiện.

Uống rượu bia dễ gây tai nạn giao thông
Riêng với các đối tượng điều khiển phương tiện xe môtô, xe gắn máy, quy định về nồng độ cồn trong máu cũng phải  giảm đi so với trước. Cụ thể  nồng độ cồn chỉ còn 50mlg/100ml máu  và 0,25mlg/1lít khí thở (theo cách tính dân dã  là bằng một cốc bia hoặc 70ml rượu).
Tuy nhiên, rất nhiều người nghi ngờ  rằng quy định này khó khả thi. Quan sát thực tế có thể thấy buổi chiều các quán bia cỏ, nhà hàng từ thành thị đến nông thôn  hoạt động hết sức nhộn nhịp. Ai đi vào quán lại chỉ dừng ở một vại bia, hay một cốc rượu? Chưa kể có cớ vui vẻ thì say sưa cũng là chuyện thường.
Hiện tại cả nước có tới hơn 20 triệu xe máy và số  người đi xe máy còn nhiều hơn nữa. Ngoài ra còn có tới gần 1 triệu xe ôtô, máy kéo, xe máy chuyên dùng các loại.  Để thực thi luật nghiêm khắc, công bằng thì cần phải có hàng rào kiểm soát và hệ thống thiết bị dày đặc. Đây có lẽ cũng là một khó khăn không nhỏ trong tình trạng nhân lực của cảnh sát giao thông đang thiếu.
Tất nhiên khi đã thành luật thì dù có bị kiểm tra hay không công dân bắt buộc phải thực hiện. Song, nếu quá nhiều người không tự giác "lọt lưới" thì luật sẽ nhờn. Vì vậy, việc kiểm tra xử phạt sẽ phải  rất nghiêm khắc tạo "cú sốc" mới mong luật có hiệu quả thực sự.
Được biết, Bộ GTVT cũng sẽ  đề nghị điều chỉnh bổ sung hình thức xử lý các vi phạm này của Nghị định 146 cho phù hợp với tình hình thực tế.  Và có lẽ cần những liệu pháp "sốc" đánh vào kinh tế như xử phạt thật nặng những người vi phạm và phải tăng cường kiểm soát trong thời gian dài  mới mong người dân từ bỏ thói quen uống rượu, bia sau đó lại điều khiển phương tiện gây nguy cơ TNGT cao.

 

nguồn laodong.com.vn

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)