Nếu không có gì thay đổi, từ 12 đến 14 tháng 11-2008 tới đây UBND TPHCM sẽ cùng Hiệp hội Hợp tác vì sự Phát triển và Cải thiện giao thông đô thị (Codatu) và Hội đồng Vùng Rhône-Alpes (Cộng hòa Pháp) tổ chức hội thảo quốc tế về giao thông đô thị Codatu lần thứ 13 với chủ đề: “Giải pháp cho vấn đề phát triển giao thông bền vững tại thành phố các quốc gia đang phát triển”. Cho đến thời điểm hiện nay, công tác chuẩn bị cho hội thảo đã gần xong. Để bạn đọc có thể tham khảo trước nội dung hội thảo này, chúng tôi sẽ lần lượt trích giới thiệu đến bạn đọc một số tham luận.
Nếu không có gì thay đổi, từ 12 đến 14 tháng 11-2008 tới đây UBND TPHCM sẽ cùng Hiệp hội Hợp tác vì sự Phát triển và Cải thiện giao thông đô thị (Codatu) và Hội đồng Vùng Rhône-Alpes (Cộng hòa Pháp) tổ chức hội thảo quốc tế về giao thông đô thị Codatu lần thứ 13 với chủ đề: “Giải pháp cho vấn đề phát triển giao thông bền vững tại thành phố các quốc gia đang phát triển”. Cho đến thời điểm hiện nay, công tác chuẩn bị cho hội thảo đã gần xong. Để bạn đọc có thể tham khảo trước nội dung hội thảo này, chúng tôi sẽ lần lượt trích giới thiệu đến bạn đọc một số tham luận.
Để phát triển giao thông bền vững, TPHCM cần lưu ý các điểm sau:
* Mức độ gia tăng dân số, chính sách chiến lược phát triển: Thành phố cần có chính sách để hạn chế hoặc kiểm soát được mức độ gia tăng dân số. Các chính sách và biện pháp phát triển thành phố phải được tính toán trên quy mô dân số.
|
Giảm lượng xe cá nhân - cần một lộ trình hợp lý |
* Quy hoạch đô thị: Cần xác định cho được các hướng phát triển chính của đô thị một cách khoa học, bởi nhờ trục này mới có thể tính toán chính xác quy hoạch giao thông, cơ sở hạ tầng, cách thức tiếp nối các trung tâm, các công trình dịch vụ hỗ trợ.
Thành phố cần xem xét chấp nhận đầu tư để chỉnh trang, giải tỏa hoàn toàn một con hẻm hay khu phố, cải tạo dần từng khu, chấp nhận “xóa trắng” để xây dựng lại, tăng chiều cao công trình, giảm diện tích mặt bằng xây dựng nhà ở, công trình, để tăng diện tích cho giao thông, công trình công công và cây xanh…
* Quy hoạch giao thông, mạng lưới giao thông công cộng: Khi đã có quy hoạch phát triển giao thông được phê duyệt, cần tổ chức thực hiện nhanh và đảm bảo quy hoạch. Muốn xây dựng một hệ thống giao thông công cộng tốt phải mất ít nhất khoảng 20 - 30 năm ở TP Lyon - Singapore - Hongkong. Chính vì vậy, trước mắt phải chấp nhận ý tưởng phát triển giao thông công cộng kết hợp với giao thông cá nhân.
Do đó, nên nghiên cứu giải pháp xây dựng các công trình tạm phục vụ cho giao thông xe máy với kết cấu đơn giản, gọn nhẹ, ít kinh phí với thời hạn sử dụng khoảng 5 - 10 năm. Các công trình này sẽ được tháo dỡ khi hệ thống xe buýt vận hành tốt và phát huy hiệu quả tốt. Phải xây dựng tuyến đường riêng cho xe hai bánh. Không nên cấm xe máy. Đó là điều phải khẳng định.
Tuy nhiên, từ trước đến nay chúng ta chỉ thiết kế đường trong đô thị cho xe ô tô chứ không có làn đường dành cho xe máy. Vì thế, người đi xe máy dễ dàng chiếm làn đường của ô tô. Phải thiết kế đường cho xe máy, vì xe máy sẽ là nhân tố chủ yếu mà con đường phải phục vụ.
Bên cạnh đó, phát triển hệ thống xe buýt bằng việc tổ chức tuyến hợp lý, phục vụ tốt, làn đường riêng ở giữa dành cho xe buýt, sử dụng thẻ thông minh thay thế vé, phát triển xe buýt chất lượng cao. Cần đầu tư phát triển mạnh mạng lưới giao thông công cộng bằng xe buýt, vì xe buýt là phương tiện giao thông công cộng đầu tư nhanh, mặc dù lượng vận chuyển không nhiều và Nhà nước vẫn phải bù lỗ hàng năm.
Các phương tiện vận chuyển khác như tàu điện ngầm, đường sắt trên cao vận chuyển khối lượng hành khách lớn hơn nhưng đầu tư tốn kém, không thể làm trong vài năm. Nhưng để người dân thích đi xe buýt thì phải có văn minh xe buýt. Một khi xe buýt giá rẻ, chạy luôn đúng giờ, phục vụ lịch lãm, luồng tuyến phủ kín địa bàn, thuận lợi, an toàn, nhanh chóng… thì khỏi phải cấm, người dân cũng sẽ chọn phương tiện công cộng.
Ở các nước khác người dân sẵn sàng đi 500m - 1km để đến trạm xe buýt. Thế nhưng, tại TPHCM, 66% người dân lại muốn trạm xe buýt cách nhà khoảng 100 - 200m, trong khi đó các trạm xe buýt tại TPHCM cách nhau từ 400 - 500m. Đó là chưa kể đến khoảng cách từ nhà đến trạm xe buýt, đặc biệt là đối với người dân sống trong các con hẻm. Chính vì vậy cần xem xét và có giải pháp bố trí nhà dừng, trạm xe buýt, một cách khoa học.
* Thói quen và ý thức: Nên có nhiều chính sách, kế hoạch, tuyên truyền, giáo dục, vận động, nhằm tạo thói quen đi xe đạp, đi bộ và sử dụng phương tiện công cộng vì những lợi ích chung cho cộng đồng. Một số sở - ngành tại TPHCM áp dụng thí điểm vận động cán bộ công nhân viên chức đi xe buýt. Tuy nhiên điều này chỉ thuận lợi đối với những cán bộ làm việc cố định tại một nơi không phải đi lại giao dịch nhiều.
Cần triệt để xử lý nghiêm việc lấn chiếm lòng lề đường, vỉa hè để trả lại chỗ cho người đi bộ. Nên có biện pháp để các hộ kinh doanh cá thể, các cửa hàng, cửa hiệu bán buôn và dịch vụ tập trung trong một số khu vực nhất định nhằm tạo thói quen sống có tổ chức, có kỷ cương. Nên xem xét tập thói quen giao dịch, làm việc qua mạng để có thể giảm nhu cầu giao thông.
* Giảm xe cá nhân kể cả xe gắn máy và xe ô tô là điều nên làm nhưng cần có lộ trình hợp lý. Trước mắt phải coi trọng phương tiện cá nhân là xe máy. Với mức sống của người dân VN hiện nay, việc sắm xe máy làm phương tiện đi lại là điều có khả năng nhất so với mua ô tô. Vả lại, với điều kiện khí hậu nóng, xe máy là phương tiện giao thông có độ cơ động cao. Nhiều nước trong khu vực vẫn cho phát triển xe máy chứ không cấm.
Một ưu điểm nữa của xe máy là chiếm diện tích trên đường khá nhỏ, địa điểm đỗ cũng không cần nhiều. Xã hội phải chấp nhận xe máy như một phương tiện giao thông hữu ích vì nó phù hợp với thói quen đi lại ở những khu vực có điều kiện khí hậu nóng như VN. Vì vậy phải chấp nhận phương tiện giao thông cá nhân bằng xe hai bánh. Nói cách khác, hãy để việc giảm xe gắn máy theo quy luật của tự nhiên và
theo sggponline.org.vn