Bước vào thực hiện tháng ATGT, tai nạn giao thông (TNGT) chừng mực nào đó có giảm đi nhưng rồi vẫn tiếp tục xảy ra, thậm chí có những vụ rất nghiêm trọng, để lại những hậu quả nặng nề, thảm khốc. Đi tìm nguyên nhân của thực trạng trên nổi lên là bia rượu...
Người gửi: Nguyễn Tiến Nên.
Email : tiennencd@viettel.vn.
Địa chỉ: Cảnh Dương-Quảng Trạch-Quảng Bình
Bước vào thực hiện tháng ATGT, tai nạn giao thông (TNGT) chừng mực nào đó có giảm đi nhưng rồi vẫn tiếp tục xảy ra, thậm chí có những vụ rất nghiêm trọng, để lại những hậu quả nặng nề, thảm khốc. Đi tìm nguyên nhân của thực trạng trên nổi lên là bia rượu, ý thức của người điều khiển phương tiện, sự kém hiểu biết luật lệ của các đối tượng tham gia giao thông. Một số trường hợp do phương tiện cũ nát thiếu kiểm tra, bảo toàn. Để tiếp tục ngăn ngừa, hạn chế có hiệu quả, bài viết này xin góp một phần nhỏ cảnh tỉnh những tay lái đã thấm men bia rượu, bởi đây là tác nhân dẫn đến bao thảm cảnh đau lòng với hệ số cao.
Không phủ nhận sự có mặt của rượu bia trong đời sống xã hội nhưng do sự cẩu thả của người dùng, nhiều trường hợp đã huỷ hoại bao cuộc đời, tan vở bao gia đình, đốt cháy bao dự định, hy vọng của nhiều người. Và khi ngồi vào sau tay lái, ngoài sinh mạng của bản thân còn bao nhiêu sinh mạng trên phương tiện và trên mặt đường đều phụ thuộc vào một sự chính xác trong hành vi điều khiển của người lái xe. Một công trình nghiên cứu rất công phu về tác dụng sinh lý của rượu bia đã cho biết: Hệ số tăng nguy cơ gây tai nạn tỷ lệ thuận với độ cồn trong máu. Khi nồng độ cồn đạt 0,16 đến 0,2g/1lít máu thì phản xạ bắt đầu giảm; đạt 0,2 đến 0,3g điện nảo bị ức chế, ước lượng sai về khoảng cách và tốc độ; đạt 0,3 đến 0,8g cảm giác lâng lâng, phản ứng cử động bị ức chế kéo dài; đạt 0,8 đến 1,5g giảm cảnh giác, rối loạn phản xạ…Trong những tình trạng đó hệ số nguy cơ gây tai nạn cứ thế tăng lên (Trí thức trẻ số 63).. Thời gian gần đây, số vụ TNGT do phương tiện đi phía sau đâm vào phương tiện đi trước xảy ra khá nhiều. Nguyên nhân các vụ này, ngoài yếu tố kỷ thuật chủ yếu do phóng nhanh vượt ẩu, thiếu chú ý quan sát, ngủ gật, hẳn sẽ có liên quan đến rượu bia. Nhất là trong những giai đoạn Lễ, Tết.
Kết thúc những thông tin này, người cung cấp xin có lời khuyên cụ thể nhất: Đã uống rượu bạn không nên lái xe, hoặc nếu đang lái xe bạn không nên dùng bia rượu. Đừng để: Rượu bia “khổ lắm nói mãi”. Bạn nên biết quý bản thân mình cũng như sinh mạng của mọi người để chú trọng hơn khi ngồi sau tay lái. Nêú có điều kiện bạn nên thường xuyên đến với Diễn đàn này hẳn sẽ bắt gặp nhiều bổ ích trong nghề nghiệp. “Chúc bạn lái xe an toàn !”.