Nâng cao trình độ an toàn giao thông cho người dân???

Thứ hai, 09/04/2007 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
    Bắt đầu 7 giờ sáng, nghỉ giải lao lần đầu 15 phút vào lúc 9 giờ 30 đến 9 giờ 45 trở lại làm việc đến 12 giờ trưa, nghĩ ăn trưa nửa tiếng rồi trở lại làm việc vào lúc 12 giờ 30, nghỉ giải lao lần 2 vào lúc 2 giờ 00 cho đến 2 giờ 15 trở lại làm việc đến 3 giờ 30 tan sở  tổng cộng 8 giờ làm việc không kể 2 lần giải lao, giờ nghĩ trưa nửa tiếng không lương.
Người gửi: Lê Minh Chánh.
Địa chỉ: Burnaby , British Columbia   Canada
Tel: 778 - 991 - 1864
Email: chuongmybinh@gmail.com

          

            

    Việt Nam ngày nay trên tiến trình phát triển đã tạo ra sự phồn vinh mọi mặt, các đô thị ngày càng được xây dựng qui mô, mật độ dân cư cũng tăng cao và dĩ nhiên kéo theo các khó khăn về giao thông mà một trong những vấn đề bức xúc nầy là: Tai nạn giao thông và kẹt xe.

    Tai nạn giao thông và kẹt xe đã gây ra không biết bao nhiêu thiệt hại về nhân mạng và tài sản cho nên đã là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các cơ quan chức năng và cũng là nổi ưu tư cho người dân. Tất cả mọi người trong và ngoài nước đã đưa ra biết bao nhiêu đóng góp ý kiến, hiến kế hầu giảm thiểu phần nào qua các chương trình:

-          Nâng cao trình độ an toàn giao thông cho người dân.

-          Xây dựng và mở thêm các tuyến đường, cầu vượt, nâng cấp mở rộng đường xá cầu cống, các bến bải đậu xe, cải tạo lòng đường, lề đường, chấn chỉnh sửa đổi các nguyên tắc giao thông, thay đổi hợp lý một số tuyến đường thành đường một chiều.

-          Đặt trọng tâm giao thông trong các qui hoạch đô thị, thành phố, cụm dân cư mới

-          Dãn dân và hợp lý hóa các khu dân cư, khu công nghiệp, hành chánh, thương mải tại các thành phố  có mật độ quá cao.

-          Tăng cường các phương tiện vật dụng như đèn, bảng báo hiệu, máy đo tốc độ.

-          Tăng thêm nhân lực tham gia kiểm soát giao thông.

-          Kiên quyết hơn trong các vấn đề xử phạt vi phạm giao thông.

-          Giải quyết ưu tiên và hợp lý các hệ thống chuyên chở công cộng, giảm thiểu phương tiện di chuyển cá nhân.

  Trong tương lai sẽ có các hệ thống xe lửa cao tốc ngầm hoặc trên các cầu hành lang trong các đô thị lớn như Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh  .

  Qua các chương trình chính yếu kễ trên vẫn chưa thể giải quyết hiện trạng bi đát nầy bởi còn nhiều nguyên nhân, hôm nay tôi xin có vài đóng góp ý kiến, nếu các cơ quan chức năng thấy có thể áp dụng được tôi sẽ tình nguyện giải thích các chi tiết đễ nhận được thêm sáng kiến của nhiều người hầu tìm ra giải pháp về Giao Thông hiện tại.

 Ý KIẾN:

  Sơ phác các vấn đề chính yếu đễ tìm ra giải pháp:

-          Nguyên nhân hiện nay tinh thần tự giác và tuân thủ an toàn giao thông của người dân chưa được chấp hành nghiêm chỉnh mặc dù có các cuộc vận động ý thức an toàn giao thông. Các mức phạt vi cảnh, phạt hành chánh cũng chưa làm cho một số người sử dụng phương tiện giao thông cảnh giác bởi chưa trở thành một tập quán.

-          Tại Việt Nam hiện nay đa số người dân sử dụng phương tiện di chuyễn cá nhân bằng xe gắn máy bởi phù hợp với khã năng tài chánh, tiện lợi trong điều kiện đường phố đông đúc, nhanh hơn đi xe công cộng vô hình chung làm lưu lượng xe nhiều hơn, ngoài ra mua bán, đậu xe trên lề đường và lòng đường choán diện tích lưu thông khiến khách bộ hành đôi khi phải đi xuống đường.

-          Tỷ lệ cung và cầu phục vụ cho giao thông chưa đối ứng kịp thời so với thực tế

      -          v.v…  rất nhiều nguyên nhân từ phía người dân và cơ quan chức năng.

  ĐỀ NGHỊ:

      Trong các chương trình nêu ra tùy theo điều kiện, khã năng, phương tiện có thể giải quyết theo tuần tự và thời gian, tôi sẽ xin đề nghị vài mô hình thực tiển, hôm nay tôi xin đóng góp phương thức 1  chúng ta có thể thực hiện ngay bằng sự hợp lực của toàn xã hội trong mô thức như sau:  GIỜ LÀM VIỆC

      Nguyên lý ĐÊM TỐI mọi sinh vật đi ngủ, NGÀY SÁNG tất cả thức dậy sinh hoạt và đối với nhân loại là LÀM VIỆC đã trở thành một quán tính, qua quá trình phát triển cho đến hôm nay đã trở thành một thông lệ chung mỗi tuần có bảy ngày, qui định hầu hết là làm việc 5 ngày từ thứ hai đến thứ sáu , thứ bảy chủ nhật là ngày nghĩ, và gần như trên toàn thế giới ấn định lao động là 40 giờ mỗi tuần, cũng có những trường hơp ngoại lệ, tuy nhiên theo đại đa số là như thế .  

      Ngày nay hầu hết mọi người đồng loạt đổ ra đường vào buổi sáng đễ đi sinh hoạt sản xuất, mua bán, làm dịch vụ, đi học v.v…và chiều về nhà nghĩ ngơi chuẩn bị đi ngũ, chính vì thông lệ nầy đã có thêm từ GIỜ CAO ĐIỂM hay nói cách khác giờ ùn tắc, kẹt xe gây biết bao nhiêu phiền phức mất thì giờ, khói bụi … và như các bạn đã rõ trở ngại nầy gây ra biết bao vấn đề thiệt hại phát sinh từ tiền bạc đến sức khoẽ , vậy đễ giải quyết vấn nạn nầy chúng ta có thể phân bố một cách hợp lý GIỜ LÀM VIỆC đễ tránh việc mọi người cùng ra đường vào một khoãng thời gian nhất định mà không gây ra ảnh hưởng công ăn việc làm của cá nhân, cộng đồng hay sự phát triển kinh tế của đất nước mà còn làm lợi rất nhiều mặt.

     Thưa các bạn, đây là một đề tài cần sự đóng góp của nhiều thành phần trong xã hội và của các cơ quan có chức năng cho nên rất mong được sự quan tâm chung đễ mô hình tôi trình bày dưới đây có tính khã thi.

      Đễ giải quyết tất cả mọi ngành nghề và sinh hoạt thường nhật của người dân cùng ra đường vào một thời điểm chúng ta cần chia ra từng nhóm thích ứng với giờ bắt đầu làm việc và giờ tan sở, đồng thời đặt ra các thói quen mới trong sinh hoạt thường nhật:

A – Nhóm 7 giờ sáng  , Các cơ sở sản xuất tiểu thủ công , khu công nghiệp chế xuất,  cơ xưởng đề nghị công nhân sẽ bắt đầu làm việc vào lúc 7 giờ sáng và tan sở vào lúc 3.30 chiều như sau:

Bắt đầu 7 giờ sáng, nghỉ giải lao lần đầu 15 phút vào lúc 9 giờ 30 đến 9 giờ 45 trở lại làm việc đến 12 giờ trưa, nghĩ ăn trưa nửa tiếng rồi trở lại làm việc vào lúc 12 giờ 30, nghỉ giải lao lần 2 vào lúc 2 giờ 00 cho đến 2 giờ 15 trở lại làm việc đến 3 giờ 30 tan sở  tổng cộng 8 giờ làm việc không kể 2 lần giải lao, giờ nghĩ trưa nửa tiếng không lương. (Đây là giờ làm việc của hầu hết tất cả các quốc gia phát triển và áp dụng triệt để ở Bắc Mỹ châu, đã trở thành một tập quán không ngũ trưa, việc ngũ trưa gây rất nhiều trở ngại trong sinh hoạt xã hội và chiếm một khoãng thời gian ban ngày trong lúc mọi người chỉ cần ngũ từ 6 đến 8 tiếng ban đêm là đủ. Việc thay đổi thói quen nầy không gây trở ngại cho năng xuất và sức khoẽ công nhân ) Các cơ sở sản xuất nếu do tình hình phát triển có thể giải quyết làm thêm 1 vài giờ và quan trọng hơn hết là chia 2 ca ban ngày và đêm, hoặc 3 ca 8 tiếng nếu không muốn nhân công làm thêm giờ phụ trội ) Cần có sự đải ngộ xứng đáng, hợp lý cho những ca làm trái giờ hay ban đêm.

  B – Nhóm 8 giờ sáng , Các cơ sở hành chánh, kinh doanh thương mãi, dịch vụ, bệnh viện v.v..sẽ bắt đầu làm việc 8.00 giờ sáng và cũng chia ra như trên 2 lần nghĩ giải lao, nghĩ trưa và làm việc cho đến tan sở là 4 giờ 30 chiều ( 8 tiếng ). giờ giải lao và nghĩ trưa của nhóm B sẽ chia ra tuần tự đễ không trở ngại trong việc phục vụ khách hàng.

   C -  Nhóm 9 giờ sáng  , Các hệ thống ngân hàng, tài chánh, bảo hiểm, trường học các cấp sẽ bắt đầu vào 9 giờ sáng và chấm dứt vào 5 giờ 30 chiều.

   Thật ra rất nhiều thành phần nghề nghiệp trong xã hội nhưng tôi chỉ đơn cử 3 nhóm để làm một thí dụ và phân tích sự lợi ích của sự tương quan với nhau qua sinh hoạt hàng ngày như : Người công nhân sau khi tan sở vào lúc 3.30 chiều nếu làm ca ngày họ có thì giờ đi mua sắm, lo giấy tờ, ngân hàng và làm việc nhà hoặc nghĩ ngơi chờ bửa cơm chiều. Quan trọng trong việc phân bố giờ giấc nầy là mọi người không phải lo việc đi sớm về trễ do kẹt xe và tai nạn giao thông vì giành đường, hối hả.

 Có rất nhiều ngành nghề và kinh doanh có thể thành lập nhóm D 10 giờ sáng và các nhóm sinh hoạt buổi chiều và tối, nếu có được sự hơp tác và phân bố hợp lý sẽ giúp cho các nhóm chẳng những trở ngại về việc giao dịch mà còn giúp cho sự tương quan trong sinh hoạt hằng ngày một cách khoa học và thực tiển hơn.

   Trong bài 1 nầy tôi sẽ trở lại diễn giải chi tiết các lợi ích của mô hình nầy, và các bài kế tiếp như sẽ tận dụng phương tiện khoa học kỹ thuật tạo thành một tập quán làm việc mới đễ giảm thiểu tối đa phải ra đường mà rất nhiều ngành nghề có thể ứng dụng qua diện thoại, máy vi tính, hệ thống Internet v.v…Ngoài ra do hoàn cảnh kinh tế và sinh hoạt đặc biệt của đô thị Việt Nam còn có nhiều điều cần giải quyết như mua bán rong, đi chợ mỗi ngày, họp hành, thủ tục … và phục vụ cho nhóm làm ca đêm.

  Xin hẹn gặp lại trong các loạt bài kế tiếp , ước mong được sự đóng góp chỉ giáo cần thiết của các Bạn đễ hiến kế tìm ra giải pháp tốt nhất cho AN TOÀN GIAO THÔNG và một nền văn minh ĐÔ THỊ        


 

Lê Minh Chánh 

       

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)