Những điều cần làm ngay đối với GT đường bộ Việt Nam!

Thứ ba, 13/02/2007 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Trên các phương tiện thông tin đại chúng, chúng ta được biết: Hàng năm trên cả nước đã xảy ra trên 14.500 vụ tai nạn giao thông đường bộ (TNGTĐB) làm trên 12.600 người bị chết, trên 11.250 người bị thương, trong số đó hơn 70% là người chết đang độ tuổi thanh thiếu niên hoặc tuổi lao động.

Trên các phương tiện thông tin đại chúng, chúng ta được biết: Hàng năm trên cả nước đã xảy ra trên 14.500 vụ tai nạn giao thông đường bộ (TNGTĐB) làm trên 12.600 người bị chết, trên 11.250 người bị thương, trong số đó hơn 70% là người chết đang độ tuổi thanh thiếu niên hoặc tuổi lao động.
Năm sau tăng cao hơn năm trước: số người chết tăng từ 2,7% đến 3%, số người bị thương tăng từ 10% đến 13%, gấp trên 30 lần số người chết và bị thương do thiên tai gây ra.
Đây thực sự là nỗi kinh hoàng, gây tâm lý bất an, hoang mang, bức xúc cho những người tham gia giao thông ở nước ta mà tác nhân gây tai nạn giao thông lớn nhất phải nói là lực lượng phương tiện cá nhân: Xe mô tô, xe gắn máy…

Để giảm thiểu một phần nào TNGTĐB tôi xin hiến kế:

  1. Phát triển nhanh, mạnh lực lượng vận chuyển hành khách công cộng: xe buýt, xe chở khách lớn, nhỏ (taxi), xe lửa, xe điện nổi, xe điện ngầm…
Trong khi Nhà nước chưa đủ khả năng đầu tư toàn bộ lực lượng này, Nhà nước nên tiến hành xã hội hóa mạnh mẽ để mọi thành phần kinh tế tham gia. Tư nhân có thể đưa các lại xe 4, 6, 12, 16, 24, 36, 48, 52.......chỗ ngồi tham gia kinh doanh vận chuyển hành khách có thu lợi nhuận lớn để bảo đảm các phương tiện vận chuyển khách hoạt động với tần suất cao chỉ từ 3 phút đến 5 phút có 1 chuyến chạy từ 3 giờ sáng đến 24 giờ khuya, chạy liên tục, chạy tỏa khắp, chạy khép kín mạng lướivận chuyển khách trong và ngoài thành phố, chạy liên tỉnh, liên huyện, liên xã…
Các phương tiện vận chuyển hành khách công cộng được bù lỗ với khoảng kinh phí rất lớn để đảm bảo thu lợi nhuận cao, đủ tái sản xuất mở rộng, đầu tư phát triển… Trong khi đó, vé bán cho hành khách lại được giảm với giá rất thấp chỉ từ 500đ/vé đến 1000đ/vé chứ không phải là từ 3000đ đến 5000đ và hơn thế nữa như hiện nay.
Kinh phí đâu để giải quyết kế sách này. Xin được giải trình ở phần sau.

2.  Vận động Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân từ CBCNV Nhà nước đến mọi người dân ở mọi thành phần kinh tế khác nhau tích cực hưởng ứng phong trào không tham gia giao thông cộng bằng xe mô tô, xe gắn máy mà phải bằng phương tiện vận tải công cộng.
Vấn đề này cần Cán bộ, Đảng viên, Đoàn viên Thanh niên Cộng sản, Đội viên thiếu niên tiền phong phải là đầu tàu gương mẫu…”Cán bộ đi trước, làng nước theo sau…”
Truyền thống đốt pháo Tết hàng ngàn năm mà nước ta còn xóa bỏ được – Khó như thế mà làm được thì phấn đấu không tham gia vận chuyển công cộng bằng xe mô tô, xe gắn máy chúng ta cũng sẽ làm được.
Phải tạo cho nhân dân Việt Nam có thói quen chỉ biết đi bộ và đi bằng phương tiện vận tải công cộng, không biết đi xe mô tô gắn máy trong thành phố.

Có như thế: Với chỉ tiêu xấu: dân số nước ta có 80 triệu người có khoảng 14 triệu xe gắn máy, ( 7 người có 1 xe gắn máy; có người so sánh Đài Loan: cứ 2 người có 1 xe, Thái Lan: cứ 4 người có 1 xe. Nếu nước ta đạt đến con số đó có lẽ hết đường đi và dân ta chết vì ô nhiễm mất). Chúng ta phải giảm chỉ tiêu xấu đó xuống càng nhiều càng tốt.
Xe mô tô, xe gắn máy chỉ ưu tiên dành cho những người tham gia sản xuất nông nghiệp, để đi thăm đồng, thăm ruộng, thăm trang trại, chỉ được lưu thông ở nông trường, nông trại, nông thôn (giống như các điền chủ, nông dân ở các nước tiên tiến dùng ngựa vậy)…
Ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Tp Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ… nên có quy định: Từ tâm điểm của Thành phố quay bán kính từ 5 đến 10 km là khu vực cấm xe mô tô, xe gắn máy lưu thông…bên cạnh biện pháp cấm xe tải có trọng tải trên 2,5 tấn lưu thông.

Trong thành phố có nhiều tuyến đường song song với nhau ta có thể quy định tuyến đường này chỉ dành cho xe 4 bánh, tuyến đường kia dành cho xe mô tô, xe gắn máy và chỉ được lưu thông 1 chiều. Không để cho hai loại xe này chạy chung một tuyến. Tốt nhất là tuyến đường nào đã bố trí phương tiện vận chuyển công cộng rồi thi không cho xe mô tô, xe gắn máy lưu thông vào đường đó và cứ 3 tuyến song song chỉ bố trí có 1 tuyến dành cho xe mô tô và xe gắn máy
Phấu đấu đến mục tiêu: Thành phố, thị xã không có xe mô tô, xe gắn máy lưu thông, chỉ có người đi bộ, xe ô tô và xe chở khách công cộng, xe tải nhẹ dưới 2,5 tấn được phép lưu thông.

3. Dùng biện pháp đòn bẩy kinh tế.
Để giảm thiểu đến hạn chế xe mô tô, xe gắn máy chúng ta nên tiến hành các biện pháp kinh tế:
Tăng cao mức thu phí bảo hiểm xe mô tô, xe gắn máy không phải là mức 60 đến 70 nghìn đồng như hiện nay mà phải là: 3.600.000đ/xe/năm (300.000đ/tháng).
Đóng cao như thế mới có đủ kinh phí bồi thường thỏa đáng cho những người bị tai nạn giao thông, mới có kinh phí để bù lỗ cho lực lượng vận tải công cộng, mới có điều kiện để xây dựng và phát triển các công trình giao thông: cầu đường, bến bãi.

Đóng cao như thế chỉ những người ăn nên làm ra, tiểu chủ, tiểu thương, thương gia giàu có mới đủ điệu kiện kinh tế đi xe mô tô, xe gắn máy. Còn CBCNV, học sinh sinh viên chỉ đủ điều kiện đi xe vận tải công cộng.
Chúng ta không thực hiện thu phí cầu đường như các năm trước vì rất tốn kém kinh phí cho việc in tem, vé, tổ chức thành lập lực lượng phát hành và quản lý tiền bạc … dễ tạo kẽ hở cho một số cán bộ xấu tham nhũng…
Muốn tăng thu với ta chỉ tăng thu phí bảo hiểm, tăng phí đăng kí, tăng thuế trước bạ nhất là đối với xe mô tô, xe gắn máy.

Cũng có thể và đã đến lúc chúng ta quay trở lại thời kỳ hành chính quan liêu kinh tế bao cấp – sử dụng chế độ tem phiếu xăng – nhờ đó nó mà chúng ta có thể xác định được số lượng xăng nào phục vụ cho sản xuất thì được cung cấp với giá sát với thị trường thế giới với lãi suất nhập khẩu 0%; Số lượng xăng nào phục vụ cho cá nhân, gia đình sử dụng cho xe mô tô, xe gắn máy phải chịu lãi suất cao từ 50% đến 100%.


Văn Tống

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)