Tình hình giao thông của Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung hiện nay đã rơi vào tình trạng “hỗn loạn” đây là nhận định của nhiều người dân và của nhiều khách quốc tế khi đến Việt Nam, cụ thể như sau: tình trạng các xe đi lại vô cùng lộn xộn, “vô pháp luật”, không luồng tuyến, chaỵ đuổi nhau
Tôi là: Doãn Văn Long, sinh sống tại số nhà: 25, phố Hàng Đường, Hà Nội.
1. Tình hình giao thông của Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung hiện nay đã rơi vào tình trạng “hỗn loạn” đây là nhận định của nhiều người dân và của nhiều khách quốc tế khi đến Việt Nam, cụ thể như sau: tình trạng các xe đi lại vô cùng lộn xộn, “vô pháp luật”, không luồng tuyến, chaỵ đuổi nhau, phóng nhanh vượt ẩu, dùng còi xe bóp một cách “điên loạn”, người dân đi lại theo kiểu “ xe của tao to, có gắn còi to chúng mày phải nhường đường cho tao được đi trước”, đường thì mạnh thằng nào thằng ấy phóng, tranh giành nhau trên đường phố, chen lấn xô đẩy một cách rất vô văn hoá, có đến 1001 các kiểu vi phạm pháp luật về giao thông trên đường hiện nay. Các vấn đề này đang tạo nên một bức tranh rất xấu xa về giao thông của Hà Nội và của Việt Nam, vấn đề hỗn loạn giao thông này đang gây phẫn uất cho người dân và gây bất ổn cho tình hình Đất nước.
Với tư cách là nơi quản lý, quy hoạch về giao thông sẽ xử lý vấn đề này như thế nào?
2. Việc xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông của Việt Nam đã bị mất an toàn, cụ thể như: đường quốc lộ, tỉnh lộ xây đến đâu là nhà dân hai bên đường mọc ra đến đó, dân chúng hàng ngày băng qua đường một cách tuỳ tiện gây tỷ lệ tai nạn giao thông cao, chúng ta cần phaỉ nghiên cứu việc xây dựng hệ thống đường sá và khu dân cư chứ không để như tình hình hiện nay, cần thiết phải đầu tư kinh phí để lắp rào chắn hai bên đường và nghiêm cấm việc xây dựng các công trình như,nhà dân, khu công nghiệp hai bên đường.
3. Theo thống kê thì hiện nay có đến hơn 80% người đi xe máy không sử dụng phanh tay, 55% không biết sử dụng đèn xin nhan khi rẽ, 90% không đội mũ bảo hiểm, 85% sử dụng còi xe một cách bừa bãi, và phần lớn là không biết xử lý tình huống hợp lý và rất đói về kiến thức giao thông v.v..Nếu theo thống kê này thì sẽ phải cấm đến hơn 10 triệu người dân Việt Nam hiện nay đang điều khiển xe máy, xe ô tô các loại sẽ không được phép ra đường nữa bởi vì họ chưa biết điều khiển xe, và chưa biết điều khiển xe thì phải đi học lái xe lại và không đủ tư cách để cấp GPLX, và không thể đi xe ra đường được bởi vì không có GPLX, như vậy thì sẽ gây tai nạn cho người khác và cho chính mình. Chúng ta sẽ phải giải quyết vấn đề này như thế nào? Theo ý kiến của tôi thì chúng ta ngay lập tức phải xây dựng các trường hay trung tâm đào tạo lái xe, không chỉ là xe ô tô mà cả xe máy 2 bánh nữa, tổ chức thi lấy GPLX nghiêm túc nếu vượt qua được thì mới cho phép đi xe ra đường, như vậy chắc chắn sẽ giảm đáng kể về tai nạn giao thông. Chứ không phải như hiện nay, có tiền là đi mua xe ô tô, xe máy, chưa biết điều khiển như thế nào, cộng mua thêm tấm GPLX là xong, hoặc có thi thì cũng “đút tiền là xong”, như vậy tai nạn tăng cao là điều hoàn toàn dễ hiểu.
4. Các Quý vị đã đi tham quan các nước láng giềng và tìm hiểu về giao thông của họ chưa, cụ thể là Thái Lan hoặc Malaysia và Quý vị có cảm nghĩ gì về giao thông của các nước này với cơ sở hạ tầng giao thông hiện đại, người dân chấp hành luật pháp nghiêm chỉnh, đi lại rất trật tự. Chúng ta đã học hỏi được gì từ các nước láng giềng về việc xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông quốc gia, cách quản lý phương tiện và đặc biệt là việc giáo dục, cưỡng chế người dân đi lại một cách có trật tự, có pháp luật. Thái Lan với hơn 65 triệu dân nhưng không có một tiếng “còi xe”, trong khi đó ở Việt Nam thì hoàn toàn ngược lại với Thái Lan, như: hệ thống đường sá lạc hậu, yếu kém, ý thức dân kém, đi lại rất lộn xộn và mất trật tự, còi xe bóp một cách “điên dại” như hiện nay.
5. Tình trạng xe buýt Hà Nội, TP HCM sóng đôi, chạy hỗn loạn trên đường phố, thi nhau đánh võng ra vào, chạy đuổi nhau, phóng bạt tử, coi thường tính mạng của người dân, xả khói mù mịt, còi xe hú “điên loạn đường phố”. Tôi đi rất nhiều quốc gia và thủ đô của các nước nhưng tôi chưa từng thấy cảnh tượng xe buýt nào lại chạy hỗn loạn như xe buýt của Hà Nội, cảnh tượng này chỉ có ở Hà Nội và hoàn toàn không có ở bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới. Vậy, chúng ta sẽ phải xử lý tình hình này như thế nào? Nhiều người khách quốc tế họ cảm thấy ngạc nhiên bởi bên nước họ thì xe buýt, xe chở khách nói chung họ đi lại rất cẩn thận, luôn đi chậm hơn các phưưong tiện khác bởi họ là xe chở khách với nhiều tính mạng người trên xe của họ, nhưng ở ta thì lại hoàn toàn ngược lại với họ, xe buýt và xe khách luôn phóng nhanh vượt ẩu, đi rất hỗn loạn và coi thường tính mạng người dân.
6. Với cơ sở hạ tầng giao thông còn yếu kém của Hà Nội và tại các thành phố lớn thì trước mắt theo tôi xe ô tô các loại khi vào thành phố sẽ phải đi hàng một, xếp hàng một cách trật tự, nối đuôi nhau, cấm vượt nhau trong thành phố, với mật độ xe máy 2 bánh dày đặc như hiện nay thì buộc xe ô tô phải đi sau xe máy, cấm vượt xe máy, như vậy tránh được việc bóp còi inh ỏi, vừa trật tự lại vừa an toàn với tốc độ này, xe máy sẽ đi vào bên phải, tiếp đó là xe buýt sẽ đi cùng làn với xe máy, đi sau xe máy bởi xe buýt đón trả khách bên phải, như vậy xe buýt cũng không phải đánh võng ra vào nữa, tốc độ chậm hơn nhưng an toàn cho người dân và cho cả người lái xe buýt nữa.
7. Tôi thiết nghĩ chúng ta cần phải tăng hình phạt thật nặng về các lỗi vi phạm luật giao thông và cần phải áp dụng hình phạt tù với các lỗi trực tiếp gây tai nạn giao thông như: phóng nhanh vượt ẩu, vượt qua tốc độ tối đa 30 %, uống rượu bia khi điều khiển phương tiện giao thông. Nhiều quốc gia trên thế giới như Nhật Bản hoặc nhiều nước Âu, Mỹ đã áp dụng hình phạt này.