Tai nạn giao thông là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và thương tích cho trẻ em tại Việt Nam. Hằng ngày, có rất nhiều trẻ em đang gặp nguy hiểm khi tham gia giao thông bằng xe mô tô, xe đạp máy do không đội mũ bảo hiểm (MBH) hoặc đội MBH không đạt chuẩn.
Tai nạn giao thông là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và thương tích cho trẻ em tại Việt Nam. Hằng ngày, có rất nhiều trẻ em đang gặp nguy hiểm khi tham gia giao thông bằng xe mô tô, xe đạp máy do không đội mũ bảo hiểm (MBH) hoặc đội MBH không đạt chuẩn.
Vừa qua, Sở GDĐT TP.Hà Nội xây dựng kế hoạch tuyên truyền quy định đội MBH đạt chuẩn tại 30 quận, huyện, thị xã. Trong thời gian diễn ra gần 3 tháng, các buổi tuyên truyền đã tạo được dấu ấn thông qua những tiết mục hát, múa và kịch về ATGT của học sinh và các thầy cô giáo, như: “Mũ bảo hiểm Next Top Model” (phòng Giáo dục Hai Bà Trưng); hoạt cảnh “Từ một ngã tư đường phố” (phòng Giáo dục Hoàn Kiếm) hay tiểu phẩm“Chúng em với an toàn giao thông (phòng Giáo dục Thanh Trì)...
Tại mỗi buổi truyền thông các thầy, cô giáo còn thể hiện vai trò là một tuyên truyền viên tích cực giúp các em học sinh phân biệt được đâu là MBH đạt chuẩn và đâu là MBH không dành cho người đi xe môtô, xe đạp máy; hướng dẫn các em đội MBH cài quai đúng cách và nhắc nhở các em nâng cao nhận thức chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông. Theo Sở GDĐT, hiện hơn 1.300 trường tiểu học và trung học cơ sở đều nghiêm túc thực hiện đồng bộ cách thức tuyên truyền, triển khai việc ký cam kết theo mô hình điểm tại nhà trường khi dự 30 buổi truyền thông tại các quận, huyện, thị xã.
Được biết, hiện một số trường đã đánh giá, bình xét tiêu chí thi đua trong năm học khi học sinh không chấp hành pháp luật ATGT và triển khai đội cờ đỏ vào đầu giờ học, thường xuyên nhắc nhở, ghi tên những học sinh được bố mẹ đưa đến trường mà không đội MBH; thậm chí có nhà trường còn tổ chức chụp ảnh, ghi hình làm cơ sở để nhắc nhở, phê bình… Một số chuyên gia cho rằng việc nâng cao ý thức về đội MBH đạt chuẩn khi tham gia giao thông của học sinh không chỉ dừng ở các buổi truyền thông mà phải thường xuyên, liên tục trong cả năm học, và nghiên cứu những giải pháp trong những năm tiếp theo.
Như xây dựng bộ đĩa phát thanh về tuyên truyền ATGT để các nhà trường tuyên truyền cho học sinh phụ huynh học sinh vào thời điểm đầu, cuối mỗi buỗi học; báo cáo, thống kê học sinh đến trường bằng phương tiện gì, để từ đó sẽ có đầu tư về truyền thông, lên kế hoạch phối hợp với lực lượng CSGT, công an địa phương xử lý chuyên đề học sinh vi phạm pháp luật ATGT cũng như phụ huynh học sinh không đội MBH cho con em khi tham gia giao thông bằng xe môtô, xe máy và xe đạp máy.
Nguồn: Lao Động