Tôi nghỉ rằng một lúc nào đó quí vị có thể xâu chuổi lại ý kiến của một số con người đã có nhiều đóng góp xem họ đã hiến kế những gì và những gì họ đã đưa ra có phù hợp với thực tiển mà giao thông ở nước ta đã và đang diển ra không?...
Người gửi: Lê Văn thưa
E-mail: vanthua127@gmail.com
Ngày: Thứ sáu, 28/09/2007
ÙN TẮC GIAO THÔNG ĐÔ THỊ NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP
Tôi nghỉ rằng một lúc nào đó quí vị có thể xâu chuổi lại ý kiến của một số con người đã có nhiều đóng góp xem họ đã hiến kế những gì và những gì họ đã đưa ra có phù hợp với thực tiển mà giao thông ở nước ta đã và đang diển ra không? Có thể nói tôi là một trong những người đầu tiên đến với website Hiến kế giao thông nhưng thực ra tôi nhập tâm về vấn đề giao thông khi tôi bất ngờ nhận ra một ý tưởng về bài toán xác suất từ năm 2004. Suốt mấy năm tôi tự tìm tòi nắm bắt nghiên cứu viết lách bởi tôi chỉ là người dân thường. Trước khi ra đời Website Hiến kế giao thông tôi đã gửi kiến nghị bằng văn bản về vấn đề giao thông cho văn phòng bộ Giao thông vận tải.
Chưa hết tôi còn cố gắng chuyển tải ý tưởng về những phát hiện của mình ra báo chí quả là khó khăn cho tôi nhưng báo chí cũng đã đăng tải một số bài viết của tôi về giao thông. Ví dụ như trên website và báo điện tử http://www.qdnd.vn/qdnd/baongay.xahoi.chinhsachxahoi.14193.qdnd Là một người sống ở vùng nông thôn vốn chân thật và mộc mạc tôi lấy làm ngạc nhiên với cái cách tổ chức giao thông như ở nước ta nói chung và vùng đô thị nước ta nói riêng. Mọi người tự do thi nhau mua sắm xe máy để rồi cứ phải chen chúc nhau tham gia giao thông trong cái không gian đường phố chật hẹp bế tắc.
Đất chật người đông nhà phải làm cao tầng để sinh sống vậy mà đường phố dành cho việc lưu thông thì vẩn y nguyên thì làm sao mà không ùn tắc. Tôi nghỉ rằng cái gì cũng có lý do của nó, tai nạn và ùn tắc giao thông chính là hai mặt của một vấn đề xuất phát từ mật độ tham gia giao thông cao. Dư luận gần đây mới nói nhiều đến ùn tắc giao thông riêng tôi thì khác như quí vị đã biết, việc phát hiện ra bất cập về giao thông ở nước ta tôi đã dự liệu trước 3 năm nay. Đó là đơn cử như “Bài toán về mật độ trong giao thông đường bộ” có cả trên website Ý tưởng việt nam, nội dung của nó đã có trên Website Hiến kế giao thông.
Tất cả việc làm dành cho giao thông vừa qua là ý nguyện tôi muốn đóng góp phát hiện của mình để mọi người sớm nhận ra vòng xoáy trong cái matran giao thông này. Tiếc rằng những góp ý chân thành sát với thực tế của tôi chưa được mọi người nhận ra và quan tâm đến. Tôi cảm thấy tự ái với mình dù đã hết sức cố gắng trước những gì mà giao thông nước ta hiện nay đang gặp phải. Là người hiến kế an toàn giao thông đôi khi cũng muốn tỏ bày chia sẻ đôi chút niềm tâm sự có lẻ như thế ta sẻ nhẹ nhàng và thanh thản hơn.
ÙN TẮC GIAO THÔNG ĐÔ THỊ NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP
Đã quá nhiều giải pháp để giải quyết một vấn đề tai nạn và ùn tắc giao thông tuy nhiên cho đến nay chưa có một giải pháp đã được thực thi nào đem lại tính hiệu khả quan. Vì sao như vậy, có phải chúng ta đã làm chưa đến nơi hay giải pháp đưa ra chưa phù hợp? Là vấn đề nóng bỏng của cả xã hội không cho phép chúng ta thử nghiệm hay lần tìm các giải pháp mà cần có ngay giải pháp phù hợp thực tế nhằm đúng bản chất của vấn đề.
Dù có khó khăn hay tốn kém trước mắt nhưng là vấn đề sinh tử từ tai nạn giao thông, cản trở đến nhịp sống của xã hội do ùn tắc giao thông chúng ta phải thực hiện cho bằng được. Điều ai cũng biết rằng số lượng phương tiện giao thông những năm qua không ngừng gia tăng nhất là từ môtô xe gắn máy. Thế nhưng chưa có một giải pháp cụ thể nào nhằm kìm hảm sự gia tăng này mà ngược lại còn tạo điều kiện thuận tiện cho người mua xe máy. Tôi cho rằng đây chính là cốt lỏi vấn đề là nguyên nhân dẩn đến những hệ luỵ của nó đã nhản tiền.
Bước vào tháng 9 này từ thủ đô Hà nội và thành phố Hồ Chí Minh liên tục xẩy ra ùn tắc giao thông trên diện rộng. Không còn nghi ngờ gì nửa đây là câu trả lời cho chính mật độ tham gia giao thông quá cao. Ai cũng muốn sở hữu một chiếc xe gắn máy điều này đã trở thành thông dụng trên cả nước mà tập trung là ở vùng đô thị. Giờ cao điểm là nổi lo cho mọi người đang trên đường tham gia giao thông vì nạn ùn tắc giao thông thường xuyên xẩy đến. Như vậy hàng ngày có bao nhiêu là cán bộ công nhân viên chức nhà nước bao nhiêu người dân lao động phải chịu ắt tắc trên đường giao thông mà phải bỏ việc làm? Đây là một thiệt hại lớn khó mà cân đong đo đếm hết cho kinh tế xã hội.
Lượng phương tiện tham gia giao thông ngày một gia tăng nhất là môtô xe gắn máy mà quĩ đất dành cho đường giao thông đô thị vẩn không có gì thay đổi thì đây là một bất hợp lý. Thử nhìn nhận về quy hoạch phát triển đô thị ngày nay tầng tầng lớp lớp là nhà cao tầng như vậy ai cũng có thể hiểu ngay rằng đây là cách để nhằm giải quyết thoả đáng không gian sống cho nhu cầu mật độ dân số cao ở vùng đô thị. Thế nhưng khi nhìn vào mạng lưới giao thông đô thị đáng ra để tương ứng với phát triển nhà cao tầng do mật độ dân số cao thì đường cũng phải có nhiều tầng hay đường nhiều luồng mới bảo đảm đủ không gian cho người và phương tiện tham gia giao thông trong thành phố.
Điều hiển nhiên là vậy nhiều nước trên thế giới họ đi trước đã có hệ thống giao thông như thế. Tiếc rằng đường giao thông đô thị ở nước ta đã không tuân theo một nguyên tắc như vậy mà cứ đi tìm giải pháp bao nhiêu giải pháp đã vuột qua mà không cải thiện được tình hình. Cụ thể như ở thủ đô Hà nội và thành phố HCM địa bàn hẹp mật độ dân số cao mà không có lấy một hệ thống đường tầng, đường ngầm chuyên dụng nào dành cho các phương tiện giao thông.
Như vậy việc ùn tắc giao thông là điều không thể tránh khỏi như báo chí mới đây đã viết là: “Sắp hết đường cho xe chạy rồi”! Không còn giải pháp nào khác ngoài làm thêm đường giao thông ở đô thị là việc cấp thiết mới giải toả được nạn ùn tắc đã và đang diển ra. Tuy nhiên đó mới là một phần còn phần quan trọng khác đây mới là cách có thể tiết kiệm nhiều tiền của cho cá nhân và xã hội. Đó là giảm bớt mật độ tham gia giao thông ở đô thị bằng cách giảm bỏ phương tiện cá nhân môtô xe gắn máy thay bằng phương tiện giao thông công cộng đây là vấn đề cấp thiết - Tại sao lại không?
Thực hiện việc làm này thì tự nó sẻ triệt tiêu luôn mọi cơ hội vi phạm luật giao thông chủ yếu từ người đi xe máy. Thử hỏi có đất nước nào trên thế giới này mà người người lại thi nhau mua sắm xe gắn máy nhiều như ở nước ta? Đến nay đã có trên 20 triệu chiếc chiếm đến 1/4 dân số cả nước lại tập trung nhiều ở vùng đô thị. Nếu như vào dịp nào đó hầu hết người dân cùng nhau ra đường đều bằng phương tiện giao thông cá nhân của mình thì e rằng đường phố sẻ trở thành cái bải để xe vì chẳng còn chổ trống nào để mà di chuyển được!
Ngày ngày mọi người lại đi trên xe máy phương tiện phổ thông này để rồi cố chen chúc nhau đến nơi làm việc, thử hỏi chúng ta có tự huyễn hoặc mình tự làm khổ nhau không?. Giá như có hẳn qui định và tất cả mọi người đều chịu khó đi lại bằng phương tiện giao thông công cộng thì đâu có cảnh ùn tắc giao thông, tốn kém nhiên liệu, ô nhiểm khói bụi tiếng ồn, lãng phí thời gian. Mạng lưới đường giao thông đô thị như ở Hà nội và thành phố HCM rỏ ràng đã không thể kham nổi lưu lượng đã quá tải về phương tiện giao thông.
Lẻ ra ta cần tiết kiệm quỷ đất giao thông bằng cách tập trung đi lại trên phương tiện giao thông công cộng. Thì chúng ta đã làm điều ngược lại là bung ra phát triển không hạn chế môtô xe máy loại phương tiện manh mún chiếm rất nhiều quĩ đất giao thông! Chẳng khác nào vùng đô thị bỏ nhà cao tầng mà thi nhau xuống ở tầng trệt thì biết chen vào đâu cho hết?. Nhiều giải pháp nhằm giảm thiểu tai nạn và ùn tắc giao thông những năm qua ở nước ta dường như mới chỉ giải quyết phần ngọn.
Còn căn nguyên gốc rể của “Tai nạn và ùn tắc giao thông” đây chính là hai mặt của một vấn đề là: “Mật độ tham gia giao thông cao”. Muốn giải quyết triệt để vấn đề này chỉ bằng cách: Giảm phương tiện giao thông cá nhân đi bằng phương tiện giao thông công cộng đồng thời làm thêm đường tăng quỹ đất phù hợp cho giao thông là việc làm khẩn thiết ở vùng đô thị. Ùn tắc giao thông ở các đô thị lớn như Thủ đô Hà nội và Tp.HCM luôn là nổi trăn trở cho mổi cá nhân và cho toàn xã hội.
Là trung tâm chính trị kinh tế xã hội lớn nhất của cả nước cần có chế tài đủ mạnh cho người tham gia giao thông, đồng thời quy hoạch một mạng lưới giao thông tương xứng hiện đại và bền vững đáp ứng với nhu đang cầu phát triển và hội nhập.