Để một chính sách có tính khả thi, nó phải giải quyết được gốc rễ vấn đề chứ không phải bề mặt. Theo công thức: structure-conduct (gốc rễ- hành vi), nếu chúng ta chỉ tập chung vào tuyên truyền giáo dục về ATGT thì ta đang ở khâu hành vi (conduct). Gốc rễ (structure) trong vấn đề này sẽ là HẠ TẦNG.
Theo tôi gốc rễ của ATGT đô thị là phải hoàn thiện một hệ thống hạ tầng ở các đô thị này. Việc này nếu chỉ bó gọn trong các đô thị thì sẽ là một vòng luẩn quẩn, mang tình chắp vá và chi phí khủng khiếp, nhất là cho việc đền bù.
Các bước phải làm như sau:
1. Thuê các chuyên gia lên kế họach phát triển đô thị dài hạn (chuyên gia nước ngoài là tốt nhất vì họ đã làm, đã sai và sẽ làm tốt hơn những ai chưa làm)
2. Xây dựng, hoàn thiện hạ tầng cơ sở các vùng ngoại ô các đô thị như hà tây, bắc ninh... (đường to, cao tốc, khu dân cư, bệnh viện, trường học ...)
Đường to, cao tốc loại highway là sống còn để người dân có thể ra vào TP thuận tiện và họ sẽ không có nhu cầu trụ lại TP.
3. Đền bù, di dân đền các khu nêu ở phần một (việc này sẽ thuận lợi nếu hạ tầng ở những vùng này được hoàn thiện với chất lượng tốt ).
4. Hoàn thiện hạ tầng đô thị sau khi đã dãn dân (xin nhắc lại: chuyên gia nước ngoài và tầm nhìn xa).
Xin góp vài thiển ý
Vu Thanh Trung
Master in Policy
|