Hành động thiết thực vì an toàn giao thông đường bộ

Thứ ba, 10/05/2011 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Hậu quả tai nạn giao thông đường bộ ở mọi quốc gia đều hết sức nghiêm trọng. Mỗi năm thế giới có khoảng 1,2 triệu người chết do tai nạn giao thông và hơn 50 triệu người bị thương. Trong đó có nhiều người phải mang thương tật suốt đời là gánh nặng cho gia đình và xã hội. Với sự gia tăng dân số, tăng trưởng kinh tế và những hệ lụy của nó, châu Á, trong đó có Việt Nam đang là những quốc gia phải gánh chịu những hậu quả nặng nề về số người chết và thương vong do tai nạn giao thông đường bộ gây ra.
Hậu quả tai nạn giao thông đường bộ ở mọi quốc gia đều hết sức nghiêm trọng. Mỗi năm thế giới có khoảng 1,2 triệu người chết do tai nạn giao thông và hơn 50 triệu người bị thương. Trong đó có nhiều người phải mang thương tật suốt đời là gánh nặng cho gia đình và xã hội. Với sự gia tăng dân số, tăng trưởng kinh tế và những hệ lụy của nó, châu Á, trong đó có Việt Nam đang là những quốc gia phải gánh chịu những hậu quả nặng nề về số người chết và thương vong do tai nạn giao thông đường bộ gây ra.
Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua Nghị quyết A64 tuyên bố “Thập kỷ hành động vì An toàn giao thông đường bộ 2011-2020”, Việt Nam là thành viên soạn thảo và cam kết thực hiện. Mục tiêu của Thập kỷ hành động là nhằm ổn định và giảm số lượng tại nạn giao thông dự tính trên toàn thế giới vào năm 2020. Đây cũng là cơ hội để các cá nhân, tổ chức trong cộng đồng thể hiện sự ủng hộ và cam kết hành động của mình vì một môi trường giao thông an toàn, văn minh.
Để từng bước thực hiện có kết quả các chương trình, mục tiêu của thập kỷ hành động vì an toàn giao thông đường bộ, cần xác định công tác bảo đảm an toàn giao thông vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính lâu dài, thực hiện thường xuyên liên tục. Vì vậy ở góc độ quốc gia cũng như từng địa phương cần xây dựng các chương trình, chiến lược và có kế hoạch triển khai hành động theo từng giai đoạn ngắn hạn và dài hạn.

Các giải pháp cho an toàn giao thông đường bộ chỉ có hiệu quả khi thông qua sự hợp tác đa ngành và quan hệ đối tác giữa khu vực nhà nước và khu vực tư nhân cùng với sự tham gia của các tổ chức xã hội. Vì vậy cần phải đẩy mạnh công tác phối hợp liên ngành, nâng cao trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, các cấp chính quyền, các doanh nghiệp về ngăn ngừa các nguy cơ chính gây ra tai nạn giao thông.

Nguyên nhân chủ yếu của tai nạn giao thông đường bộ là do ý thức của con người trong việc chấp hành pháp luật giao thông. Vì vậy công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho mọi người là hết sức quan trọng. Các hoạt động tuyên truyền phải tập trung vào việc kêu gọi tất cả các tổ chức, cá nhân bằng hành động, việc làm cụ thể của mình như tự giác chấp hành Luật Giao thông; cảnh báo mức độ tai nạn giao thông ở Việt Nam và các địa bàn trong tỉnh là rất nghiêm trọng và các nguy cơ chủ yếu gây tai nạn cần nỗ lực ngăn ngừa. Cùng với đó tuyên truyền mạnh mẽ các quy định của pháp luật trật tự an toàn giao thông trong cộng đồng và giáo dục trong trường học, trọng tâm là phòng chống lạm dụng rượu bia khi tham gia giao thông; đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe máy, các quy tắc giao thông đường bộ và thực hiện văn hóa giao thông.
Đồng thời với công tác tuyên truyền là tăng cường kiểm tra xử lý vi phạm nhằm ngăn chặn những hành vi là nguyên nhân trực tiếp gây tai nạn và những hành vi có nguy cơ cao gây thương vong như không đội mũ bảo hiểm khi đi xe mô tô, xe máy; điều khiển xe trong tình trạng có chất cồn và ma túy; không thắt dây an toàn và các hành vi mất tập trung khi tham gia giao thông như nhắn tin, nghe điện thoại khi đang lái xe…
Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông không bảo đảm cũng là một trong những nguyên nhân chính gây tai nạn. Vì thế cần có giải pháp tăng cường quản lý, cải thiện, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông; xử lý điểm đen và các nguy cơ mất an toàn giao thông. Phát triển phương tiện hành khách, phương tiện giao thông công cộng bền vững. Quản lý chặt chẽ việc dạy học lái xe và công tác kiểm định xe cơ giới trên địa bàn tỉnh.
Ngày 11/5/2011 sẽ là ngày chính thức phát động “Thập kỷ hành động vì An toàn giao thông đường bộ 2011-2020”. Các ban, ngành và địa phương trong toàn tỉnh cần tổ chức phát động và hưởng ứng mạnh mẽ với nhiều hoạt động thiết thực như tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; treo khẩu hiệu, băng rôn, cờ phướn; các chương trình cải thiện môi trường giao thông ở địa phương; thi hát, vẽ tranh thiếu nhi, đi bộ hưởng ứng an toàn giao thông và phát tặng các tài liệu giáo dục giao thông cho các trường học… Qua đó dấy lên phong trào toàn dân cùng chung sức chung lòng bảo vệ an toàn giao thông đường bộ vì hạnh phúc của mỗi cá nhân, cộng đồng và toàn xã hội.
Tunglt (Theo baobinhthuan.com.vn)

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)