Hà Nội. Mười năm trước đây, xe đạp và xe xích lô là những phương tiện giao thông chủ yếu trên các con đường tĩnh lặng đầy cây của thủ đô nước Việt. Giờ đây, có 1,8 triệu xe máy chen chúc trên các con phố, tạo nên bản hoà âm ồn ào và nhiễu loạn.
Hà Nội. Mười năm trước đây, xe đạp và xe xích lô là những phương tiện giao thông chủ yếu trên các con đường tĩnh lặng đầy cây của thủ đô nước Việt. Giờ đây, có 1,8 triệu xe máy chen chúc trên các con phố, tạo nên bản hoà âm ồn ào và nhiễu loạn.
Kinh tế tăng trưởng, xe máy trở thành phương tiện giao thông phổ biến của người Việt Nam. Cùng với sự gia tăng của ôtô trên các con đường, những phương tiện này đã trở thành nguồn gây ô nhiễm lớn nhất ở quốc gia Đông Nam Á này.
Với hy vọng ngăn ngừa tình trạng "tăng trưởng kinh tế trước, bảo vệ môi trường sau" và để làm gương cho các nước châu Á khác noi theo, vài năm trước, Việt Nam đã quyết định thắt chặt các quy định vốn lỏng lẻo về khí thải của phương tiện giao thông. Tuy nhiên, do nhiều quy định chưa đi vào thực tế nên, theo các nhà môi trường, sự ô nhiễm không khí ở Việt Nam đã trở nên nặng nề hơn trong khi đáng lý ra nó phải được làm sạch hơn trước.
Các chỉ số ô nhiễm không khí ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã tăng lên gấp bội, với dày đặc các chất Benzene và Sulfur Dioxite. Bụi mịn lơ lửng trong không khí với mật độ cao gấp nhiều lần cho phép, gấp đôi so với Bangkok và gấp 10 lần so với tiêu chuẩn mà Tổ chức Y tế Thế giới WHO đưa ra. Tuy đây là tình trạng chung ở nhiều thành phố châu Á khác song vấn đề ô nhiễm môi trường ở Việt Nam sẽ trở nên nghiêm trọng hơn khi người ta tiếp tục xây dựng và đưa vào vận hành các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than.
Tình trạng bán nhiên liệu bẩn cho các phương tiện giao thông đã được nhiều phương tiện thông tin đại chúng lên tiếng cảnh báo. Theo báo Thanh Niên, nhiều công ty Việt Nam nhập xăng dầu kém chất lượng nhưng bán với giá đắt như nhiên liệu chất lượng cao. Tất cả là vì lợi nhuận.
Tháng Giêng năm nay, Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) đã gửi thư đến Văn phòng Chính phủ, lưu ý rằng các động có đời mới lắp trên các sản phẩm xe hơi của họ sẽ bị hư hạI nếu phải dùng xăng dầu kém chất lượng. Việt Nam đang đứng trước sự lựa chọn hoặc sớm, hoặc muộn để đưa ra bản tiêu chuẩn xăng, dầu.
Bắt đầu từ tháng Bảy này, mọi cây xăng ở Việt Nam đều phải bán nhiên liệu phù hợp tiêu chuẩn Euro II, tiêu chuẩn mà Liên minh châu Âu đã bỏ từ năm 2000 để đưa ra tiêu chuẩn mới: Euro IV. Song đến tận giờ này, theo báo Thanh Niên, dầu diesel bán tại nhiều cây xăng vẫn có chất lượng thấp hơn tiêu chuẩn đăng ký. Một trong các giải pháp là dùng sản phẩm từ các nhà máy lọc dầu của Việt Nam, nhưng ít nhất là đến năm 2010, nhà máy đầu tiên mới đi vào hoạt động.
Một vấn đề khác nữa là ý thức tuân thủ pháp luật chưa nghiêm ở một bộ phận dân chúng. Các chủ xe và lái xe phàn nàn nhiều về sự "vòi vĩnh" của nhân viên trạm kiểm định phương tiện và số tiền để "bôi trơn" thường là 200.000đ. Đỗ Văn Hoà, người phụ trách một trạm kiểm định xe ở Pháp Vân, ngoại thành Hà Nội, phủ nhận việc các nhân viên của ông vòi tiền "bồi dưỡng" nhưng thừa nhận có tới 30% phương tiện đến đây kiểm định không đạt các tiêu chẩn về khí thải, theo Euro II. Ông nói: "Chúng tôi không phát hiện trường hợp nào các nhân viên kiểm định nhận tiền của lái xe. Chúng tôi giám sát qua camera".
Hiện tại, tiêu chuẩn khí thảI Euro II chỉ được áp dụng đối với những chiếc xe mới, một nhân viên Cục Đăng Kiểm tên là Thanh cho biết. Các các cơ quan chức năng cũng chưa có kế hoạch kiểm soát chặt chẽ về khí thải của những chiếc xe lưu thông trên đường.
Lượng xe ngày càng tăng lên và ô nhiễm không khi vẫn ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Một thực tế nan giải không dễ tìm ra lời giải đáp.