Các nhà khoa học thuộc trường Đại học Công nghệ Eindhoven ở Hà Lan đã phát hiện ra rằng việc lát mặt đường lọc không khí đặc biệt cho các đường phố có thể giảm gần một nửa tình trạng ô nhiễm không khí.
Các nhà khoa học thuộc trường Đại học Công nghệ Eindhoven ở Hà Lan đã phát hiện ra rằng việc lát mặt đường lọc không khí đặc biệt cho các đường phố có thể giảm gần một nửa tình trạng ô nhiễm không khí.
Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm lát một đoạn đường ở thành phố Hengelo, Hà Lan bằng đá lát phủ oxit titan, có khả năng loại bỏ các chất ô nhiễm khỏi không khí và chuyển đổi chúng thành các hóa chất ít độc hại. Họ đã theo dõi để so sánh với mặt đường thông thường ở khu phố bên cạnh.
Sau khi tiến hành đo đạc trong 1 năm, kết quả nghiên cứu cho thấy phố được trang bị đá lát hấp thụ sương khói còn gọi là mặt đường quang xúc tác, đã giảm ô nhiễm không khí do oxit nito tới 45% trong các điều kiện thời tiết lý tưởng và 19% trong 1 ngày.
Oxit nito (NOx) là một nhóm khí độc do ô tô và các nhà máy điện thải ra, phản ứng với các hợp chất khác trong khí quyển tạo thành sương khói.
Các kết quả nghiên cứu mở ra ý tưởng về hướng thiết kế các thành phố trong tương lai để xử lý ô nhiễm không khí do phát phải từ ô tô.
Dù tiềm năng xử lý không khí của các bề mặt xúc tác quang được biết đến nhiều năm qua, nhưng David Brown,Giám đốc điều hành Viện Kỹ sư hóa học cho rằng đây là nghiên cứu mới nhất thể hiện tiềm năng của các bề mặt đã biến đổi hóa học trong việc cải thiện hơn nữa chất lượng cuộc sống, đặc biệt ở các khu đô thị lớn nơi phát thải từ giao thông cao.