Môi trường biển tiếp tục bị suy giảm

Thứ hai, 15/11/2010 08:28
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
PGS.TS Nguyễn Chu Hồi, Phó Tổng cục Trưởng Tổng cục Biển&Hải đảo cho biết , dẫn theo các báo cáo hiện trạng môi trường hàng năm trình Chính phủ chỉ ra rằng chất lượng môi trường biển và vùng ven biển Việt Nam tiếp tục bị suy giảm.
PGS.TS Nguyễn Chu Hồi, Phó Tổng cục Trưởng Tổng cục Biển&Hải đảo cho biết , dẫn theo các báo cáo hiện trạng môi trường hàng năm trình Chính phủ chỉ ra rằng chất lượng môi trường biển và vùng ven biển Việt Nam tiếp tục bị suy giảm.
Nguy cơ ô nhiễm môi trường biển đang ngày càng biểu hiện rõ nét bởi các hoạt động của con người. Ảnh minh họa: Internet Công ước Luật biển năm 1982 chỉ ra năm nguồn gây ô nhiễm biển gồm các hoạt động trên đất liền, thăm dò và khai thác tài nguyên trên thềm lục địa và đáy biển, thải các chất độc hại ra biển, vận chuyển hàng hóa trên biển, và ô nhiễm không khí.
Theo PGS.TS Nguyễn Chu Hồi, các chất thải không qua xử lý từ các lưu vực và vùng ven biển được đưa ra biển ngày càng nhiều, làm cho nhiều vùng biển ven bờ có nguy cơ bị thiếu ôxy trên diện rộng, khiến cho một số loài chim biển và sinh vật biển bị đe dọa.
Môi trường vùng nước ven bờ đã bị ô nhiễm dầu, kẽm, và chất thải sinh hoạt. Hàm lượng hóa chất bảo vệ thực vật chủng andrin và endrin của các mẫu sinh vật đáy ở các vùng cửa sông ven biển phía Bắc đều cao hơn giới hạn cho phép.
Hiện ở vùng biển Việt Nam có khoảng 340 giếng khoan thăm dò và khai thác dầu khí. Ngoài việc thải nước lẫn dầu với khối lượng lớn, hoạt động này còn phát sinh khoảng 5.600 tấn chất thải rắn, trong đó có 20% – 30% là chất thải rắn nguy hại còn chưa có bãi chứa và nơi xử lý.
Đánh giá về môi trường biển, ông Hoàng Minh Đạo, Cục trưởng Cục Kiểm soát Ô nhiễm, Tổng cục Môi trường, cho rằng nguy cơ ô nhiễm môi trường biển đang ngày càng biểu hiện rõ nét bởi các hoạt động của con người. Nguyên nhân chính là do việc đưa các loại chất thải từ đất liên ra biển; các hoạt động sản xuất, khai thác, nuôi trồng thủy sản; du lịch, khai thác dầu khí; vận tải biển thải ra sông, biển với khối lượng chất thải ngày càng tăng.
Bên cạnh đó, các khu công nghiệp tập trung ven biển đang có xu hướng phát triển mạnh trong thời gian gần đây kéo theo các hoạt động xả thải thiếu quy hoạch, gây tác động xấu đến môi trường.
Trong khi đó, diện tích đất ngập nước cũng đang có chiều hướng suy giảm. Hầu hết các hệ sinh thái biển đều đang bị suy thoái nghiêm trọng do khai thác quá mức các nguồn lợi thủy sản, đặc biệt là khai thác bằng các phương pháp hủy diệt. Xu hướng quần thể của nhiều loài động vật cũng đang suy giảm, ngày càng có nhiều loài đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng.
Ông Hồi cho biết thêm đa dạng sinh học động vật đáy ven biển miền Bắc và thực vật nổi ở miền Trung suy giảm rõ rệt. Hiện tượng thủy triều đỏ và bùng phát tảo nở hoa xuất hiện thường xuyên hơn, tuy quy mô không lớn, ở ven bờ miền Trung, như ở Nha Trang (Khánh Hòa) và Đà Nẵng.
Không thể kể hết các tác động đến môi trường và tài nguyên bờ do con người gây ra nhưng thực tế con người đã nếm trải đủ thất bại và thiệt hại do những hành vi thiếu khôn khéo trong khai thác và sử dụng tài nguyên bờ.
Ông Hồi cho rằng cộng đồng thế giới và các quốc gia phải nỗ lực nhiều hơn nữa, bền bỉ và khôn khéo để vừa khai thác, vừa bảo tồn môi trường biển, để duy trì cuộc sống ổn định cho loài người, đặc biệt là cộng đồng ven biển.
Theo VFIJ

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)