Thách thức cam go của vận tải tàu biển
Chống ô nhiễm là một trong những mục tiêu cơ bản của Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) khi thành lập năm 1948. Nhưng đạo luật về môi trường của IMO mới được làm rõ trong những năm gần đây. Họ đã chuyển sự chú ý vào những vấn đề như vậy khi những tàu thuyền phun khí thải từ những ống khói của chúng và những nước dằn tàu (ballast water) mà họ xả ra khỏi những bồn nước xuống đại dương.
Chống ô nhiễm là một trong những mục tiêu cơ bản của Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) khi thành lập năm 1948. Nhưng đạo luật về môi trường của IMO mới được làm rõ trong những năm gần đây. Họ đã chuyển sự chú ý vào những vấn đề như vậy khi những tàu thuyền phun khí thải từ những ống khói của chúng và những nước dằn tàu (ballast water) mà họ xả ra khỏi những bồn nước xuống đại dương. Nước dằn tàu được lấy từ nhiều địa phương, mỗi khi tàu dỡ hàng hay xả nước thải. Trong nước dằn tàu này có chứa những vật chất sinh học phức tạp như thực vật, động vật, vi rút và vi khuẩn, có thể gây tổn thương cho môi trường sinh thái. Công nghiệp tàu thuyền hiện nay đang đối diện với những chi phí tốn kém khi buộc phải tuân thủ nhiều quy định mới. Tình trạng càng tệ hơn khi ngành công nghiệp này đang xảy ra sự đình trệ do quá nhiều tàu thuyền chạy theo những thương vụ quá nhỏ. Khi tới kỳ hạn chót cho tất cả những đạo luật này được áp dụng, những chủ tàu thuyền đang đối phó với hoàn cảnh làm ăn khó khăn.
Một trong những phí tổn đầu tiên là yêu cầu nhiên liệu phải sạch. Các tàu thuyền vẫn đốt bằng những nhiên liệu rẻ, chưa tinh luyện, chất đầy những sulfur và các chất bẩn khác, vốn là cặn bã sau khi đã tinh chế dầu. Chất bồ hóng từ loại nhiên liệu này sinh ra sẽ gây nên những trường hợp tử vong sớm vì bệnh suyễn và tim mạch. Năm 2005, IMO bắt đầu hạn chế thành phần sulfur trong nhiên liệu hàng hải, đặc biệt trong “những khu vực kiểm soát chất thải” dọc theo những vùng ven biển đông dân cư ở Bắc Mỹ và châu Âu.
Nhiên liệu tốt hơn hiện có giá thành đắt hơn 50% so với những loại “thặng dư” chưa tinh chế, và các chủ tàu thuyền sẽ tranh cãi với những chủ phương tiện xe hơi và hàng không về số lượng giới hạn những nhà máy tinh chế có thể sản xuất ra hàng hóa. Phòng vận tải biển quốc tế (ICS), một nhóm vận động hành lang, đang yêu cầu IMO nghiên cứu xem liệu có đủ nhiên liệu để chạy các tàu thuyền không.
Các công ty hàng hải cũng ở dưới áp lực cắt giảm chất thải carbon dioxide và những khí thải nhà kính khác. IMO ước tính các chất thải tàu thuyền chiếm 2,7% trên tổng số chất thải do con người tạo ra, nhiều hơn một chút so với ngành hàng không nhưng lại ít hơn nhiều so với các xe hơi và xe tải. Dưới một hiệp định sẽ có hiệu lực trong năm nay, các tàu thuyền sẽ phải thích nghi với những tiêu chuẩn kinh tế nhiên liệu, với mục đích làm giảm các chất thải của họ xuống 20% tính đến năm 2020 và 50% tính đến năm 2050.
Hiện tại các cuộc vận động hành lang của công nghiệp tàu thuyền diễn tiến chậm chạp, điều đó có nghĩa là những đạo luật sẽ được thông qua trước khi họ có một cơ hội để phản đối lại chúng. Một khi các luật lệ đã thông qua, họ sẽ gặp phải càng nhiều khó khăn hơn nữa khi muốn thay đổi chúng.
Nguồn: CATPHCM, Economist
DT