Cục Hàng hải Việt Nam vừa ban hành kết luận thanh tra số 2686/KL-CHHVN ngày 05/7/2017 về việc chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường trong quản lý khai thác cảng biển tại Công ty cổ phần hữu hạn Vedan Việt Nam, Công ty CP cảng Đồng Nai, Cảng vụ Hàng hải Đồng Nai.
Bốc dỡ hàng tại Cảng Đồng Nai (Ảnh: Báo Đồng nai)
Theo đó, từ ngày 07/6/2017 đến ngày 10/6/2017, Đoàn thanh tra Cục Hàng hải Việt Nam đã tiến hành làm việc tại Công ty Cổ phần hừu hạn Vedan Việt Nam, Cảng Gò Dầu - Chi nhánh Công ty cổ phần cảng Đồng Nai và Cảng vụ Hàng hải Đồng Nai để kiểm tra, xác minh các nội dung thanh tra đã được phê duyệt.
Căn cứ vào kết quả kiểm tra thực tế, hồ sơ, tài liệu do các đơn vị cung cấp, Đoàn thanh tra đánh giá các đơn vị đã cơ bản chấp hành tốt các quy định pháp luật về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường trong công tác quản lý khai thác cảng biển; công tác kiểm soát tải trọng tại cảng biên; hoạt động dịch vụ lai dắt hỗ trợ tàu biển.
Cảng Phước Thái - Vedan thuộc Công ty Vedan Việt Nam và cảng Gò Dầu - Công ty cảng Đồng Nai đã cơ bản chấp hành tốt các quy định trong công tác an ninh hàng hải; đã tổ chức thực hiện đánh giá an ninh cảng biển (ANCB), xây dựng bản Đánh giá ANCB và đã được Cảng vụ Hàng hải Đồng Nai thẩm định, phê duyệt Đánh giá ANCB, đã xây dựng Kế hoạch an ninh cảng biển và cấp Giấy chứng nhận phù hợp về an ninh cảng biển; đã hoàn thành các thủ tục, hồ sơ pháp lý về công tác môi trường và được các cấp có thẩm quyền phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường, đã được Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai kiểm tra việc thực hiện Đề án bảo vệ môi trường chi tiết. Công ty được cấp sổ đăng ký chủ nguồn thải nguy hại. Công ty cũng đã ký hợp đồng với các Công ty môi trường và xử lý rác thải để thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt và rác thải nguy hại; đã xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu và được cấp có thẩm quyền phê duyệt; đã thành lập Đội ứng phó sự cố tràn dầu tại cảng Gò Dầu; đã ký hợp đồng dịch vụ ứng phó sự cố tràn dầu với Công ty cố phần Dịch vụ vận tải biển Hải Vân; đã xây dựng Phương án huy động phương tiện, thiết bị vật tư để sẵn sàng ứng phó sự cố tràn dầu được phân công theo Phương án ứng phó sự cố tràn dầu.
Các công ty đã cơ bản chấp hành các quy định về công tác an toàn lao động; đã xây dựng các quy định về an toàn khi lên xuống và làm việc trên tàu, trang bị bảo hộ lao động, xây dựng Kế hoạch huấn luyện an toàn vệ sinh lao động và tố chức huấn luyện đào tạo cho cán bộ công nhân viên; đã được cấp GCN đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy, được Phòng Cảnh sát PCCC phê duyệt Phương án chữa cháy của cảng; đã thành lập Đội phòng cháy chữa cháy, xây dựng Phương án chữa cháy, Nội quy PCCC, lập Sơ đồ PCCC; lập Danh mục các trang thiết bị PCCC tại cảng và kiểm tra bảo quản bảo dương theo định kỳ. Hàng năm, các công ty đều mở lớp huấn luyện đào tạo, thực tập, diễn tập về PCCC cho cán bộ công nhân viên và mời cán bộ Phòng Cảnh sát PCCC giảng dạy, hướng dẫn về công tác PCCC.
Công tác kiểm soát tải trọng tại cảng biển đã được các công ty triển khai theo quy định pháp luật và các chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ GTVT, Cục HHVN và Cảng vụ Hàng hải Đồng Nai như: đã ký cam kết kiểm soát tải trọng gửi UBND tỉnh Đồng Nai và Bộ GTVT; xây dựng Quy trình kiểm soát hồ sơ, phương tiện, trọng tải xe chở hàng ra vào cảng; ban hành Quy chế xử lý vi phạm đối với tổ chức, cá nhân vi phạm khi xe chở hàng hóa vượt tải trọng quy định, thông báo các bộ phận của Công ty, tổ chức kiểm soát tải trọng xe từ kho xuống cảng và ngược lại, ghì chép thông tin các xe ra vào cảng
Đối với Cảng vụ Đồng Nai, Đoàn Thanh tra đánh giá, Cảng vụ đã thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường trong hoạt động quản lý, khai thác cảng biển, cụ thể: hàng ngày, căn cứ vào thông báo của đại lý tàu, thông báo kế hoạch của hoa tiêu, thông báo kế hoạch khai thác tàu của các cảng trong khu vực; Cảng vụ đã phê duyệt Kế hoạch điều động tàu ra, vào cảng theo quy định và tổ chức thực hiện, theo dõi, kiểm tra, giám sát hoạt động tàu thuyền ra vảo cảng. Thường xuyên thực hiện kiểm tra theo định kỳ hoặc kiểm tra đột xuất luồng hàng hải, hệ thống phao tiêu, báo hiệu hàng hải, tiến hành thanh tra, kiểm tra đối với các cảng trong khu vực theo kế hoạch thanh tra, kiểm tra đã được phê duyệt; Đánh giá, thẩm định, phê duyệt bản Đánh giá ANCB của các cảng biển trong khu vực quản lý, kiểm tra giám sát việc thực hiện kể hoạch an ninh của các cảng biển và khu nước; Đã tổ chức kiểm tra các phương tiện đến hoạt động tại vùng nước cảng biển, trong đó có kiểm tra Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu trên tàu (SOPEP) theo quy định; tổ chức trực ban 24/24h, ghi chép nhật ký trực ban đầy đủ; thống kê số điện thoại, số fax, các phương tiện, đơn vị tại khu vực quản lý để sẵn sàng điều động tham gia hoạt động cứu hộ, cứu nạn, ứng phó sự cổ tràn dầu tại cảng biển. Cảng vụ đã ký Quy chế phối hợp hoạt động thực hiện tốt công tác phối hợp với các cơ quan chức năng, đơn vị liên quan trong hoạt động quản lý nhà nước tại khu vực.
Tuy nhiên Đoàn thanh tra Cục Hàng hải Việt Nam cũngđã chỉ ra một số tồn tại hạn chế tại các đơn vị sau thanh tra như Cảng Phước Thái - Vedan chưa đưa các nội dung thực tập phát hiện vũ khí, vật liệu nổ trong cảng; sơ tán người ra khỏi văn phòng theo Kế hoạch an ninh đã được phê duyệt vào kế hoạch tổ chức huấn luyện đào tạo; một số ca trực trong tháng 01/2017, nhân viên an ninh của Công ty chưa ghi nhận tình hình an ninh ca trực và chưa ký nhận giao ca trong số theo dõi an ninh. Cảng Gò Dầu chưa xây dựng Kế hoạch huấn luyện, thực tập, diễn tập về an ninh cảng biển hàng năm với các nội dung huấn luyện, thực tập, diễn tập căn cứ theo Kế hoạch an ninh cảng biển đã được phê duyệt; chưa trang bị tại chỗ một số vật tư, thiết bị để ứng phó sự cố tràn dầu quy mô nhỏ hoặc xử lý khẩn cấp ban đầu.
Đoàn thanh tra kiến nghị Công ty Vedan Việt Nam, Công ty cảng Đồng Nai chỉ đạo cảng Phước Thái - Vedan và cảng Gò Dầu khắc phục ngay những tồn tại, hạn chế đã nêu. Đồng thời, đề nghị Cảng vụ Hàng hải Đồng Nai tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có thẩm quyền thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về hàng hải tại khu vực theo đúng quy định của pháp luật và chỉ đạo của Bộ GTVT, Cục HHVN; Duy trì tốt công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đảm bảo an toàn, an ninh hàng hải, phòng ngừa ô nhiễm môi trường trong quản lý, khai thác cảng biển công tác kiểm soát tải trọng tại cảng biển và hoạt động lai dăt hỗ trợ tàu biển; Cập nhật bổ sung danh mục các tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ tiếp nhận và xử lý chất thải lỏng có dầu theo quy định tại Khoản 7 Điều 9 Thông tư sô 50/2012/TT-BGTVT ngày 19/12/2012 của Bộ GTVT và lập sổ theo dõi và hồ sơ lưu về tình hình quản lý tiếp nhận và xử lý chất thải lỏng có dầu hàng năm.
Lê Đức