Kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ

Thứ sáu, 26/02/2021 07:58
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Là nhấn mạnh của Thanh tra Chính phủ nhằm tiếp tục tăng cường, quyết liệt nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN). “Không có vùng cấm”, “không có ngoại lệ”, “bất kể người đó là ai” trong xử lý tham nhũng

Mới đây, Thanh tra Chính phủ đã giải quyết và trả lời kiến nghị của cử tri (cử tri các tỉnh, thành phố: Long An, TP. Hà Nội, Quảng Trị, Hải Phòng, Bình Thuận, Đắk Lắk, TP Hồ Chí Minh, TP. Đà Nẵng) gửi trước kỳ họp thứ 10, Quốc hội khoá XIV, kiến nghị tiếp tục tăng cường, quyết liệt, nâng cao hiệu quả công tác PCTN, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp cán bộ tham nhũng, tiêu cực...

Theo đó, tại Văn bản 124/TTCP-KHTH, Thanh tra Chính phủ nhấn mạnh, với quyết tâm chính trị của Đảng cùng sự tham gia của Nhà nước và toàn xã hội trong công tác PCTN, thời gian qua, công tác PCTN đã đạt được những kết quả tích cực: Các biện pháp phòng ngừa đã làm giảm thiểu nguy cơ phát sinh các vụ việc tham nhũng; công tác phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm các vụ việc, vụ án tham nhũng, đặc biệt là các vụ tham nhũng lớn và những người có hành vi tham nhũng giữ chức vụ cao trong bộ máy nhà nước được quan tâm, chỉ đạo sát sao; quyết tâm thu hồi triệt để tài sản tham nhũng... những kết quả đó đã củng cố niềm tin của Nhân dân vào công cuộc PCTN của Đảng và Nhà nước.

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tăng cường kiểm tra, thanh tra, kiểm toán các lĩnh vực có nhiều nguy cơ và dư luận về tiêu cực, tham nhũng như: Các dự án đầu tư lớn; quản lý, sử dụng đất đai; cô phần hóa, thoái vốn, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước; việc mua bán, chuyên nhượng tài sản công; các dự án mua sắm lớn từ tài sản nhà nước... Tập trung kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, xử lý dứt điểm những vấn đề tồn đọng kéo dài gây bức xúc mà cán bộ, đảng viên, nhân dân quan tâm. Tăng cường kiểm tra, thanh tra trách nhiệm của người đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ PCTN; kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ. Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN trực tiếp chỉ đạo hàng loạt các vụ án lớn, đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp được điều tra, làm rõ và xử lý nghiêm minh, nhiều vụ án tồn đọng từ những năm trước đã được giải quyết, số vụ án khởi tố mới năm sau cao hơn năm trước. Đặc biệt, công tác phát hiện, điều tra án tham nhũng không ngừng được cải thiện ở địa phương, giảm dần số địa phương không có án tham nhũng khởi tố mới, bước đầu khắc phục được tình trạng “trên nóng, dưới lạnh”. Công tác thu hồi tài sản thất thoát trong các vụ án tham nhũng ngày càng được thực hiện triệt để và hiệu quả hơn, tỷ lệ thu hồi năm sau cao hơn năm trước. Đã phối hợp xét xử nghiêm minh các vụ án tham nhũng, trong đó có bị cáo từng là cán bộ cao cấp, qua đó khẳng định quyết tâm của Đảng là “không có vùng cấm”, “không có ngoại lệ”, “bất kể người đó là ai” trong công tác phát hiện, xử lý tham nhũng.

Đồng bộ các giải pháp

Phát huy kết quả đã đạt được, Thanh tra Chính phủ cho biết, trong thời gian tới Đảng và Nhà nước tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ cụ thể sau: Thực hiện đồng bộ các quy định của Luật PCTN năm 2018, Nghị định số 59/2019/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật PCTN và đặc biệt là Nghị định 130/2020/NĐ-CP về Kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện thể chế về quản lý kinh tế - xã hội và PCTN, tiếp tục hoàn thiện cơ chế phòng ngừa tham nhũng, trong đó có Luật Thanh tra; Đề án về xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn; rà soát, đề xuất bổ sung chương trình công tác của Chính phủ để triển khai đầy đủ nhiệm vụ về sửa đổi, bổ sung các luật và các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nhằm tiếp tục hoàn thiện cơ chế phòng ngừa, bảo đảm “không thể tham nhũng”.

Bên cạnh đó, tăng cường kiểm tra, thanh tra, kiểm toán các lĩnh vực có nhiều nguy cơ và dư luận về tiêu cực, tham nhũng như: Các dự án đầu tư lớn; quản lý, sử dụng đất đai; cổ phần hóa, thoái vốn, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước; việc mua bán, chuyển nhượng tài sản công; các dự án mua sắm lớn từ tài sản nhà nước... Tập trung kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, xử lý dứt điểm những vấn đề tồn đọng kéo dài gây bức xúc mà cán bộ, đảng viên, nhân dân quan tâm. Tăng cường kiểm tra, thanh tra trách nhiệm của người đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ PCTN; kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ; kiểm soát tài sản, thu nhập; tích cực phối họp với các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo, nhất là vụ việc liên quan đến nhân sự bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.

Không chỉ vậy, triển khai thực hiện Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 10/01/2019 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ người phát hiện, tố giác, đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; tăng cường phối hợp, tập trung lực lượng để kết thúc điều tra, truy tố, xét xử các vụ án, xử lý các vụ việc tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp theo đúng Kế hoạch của Ban Chỉ đạo Trung ương; khắc phục các khó khăn, vướng mắc trong công tác giám định, định giá tài sản. Tổng kết, rà soát lại chức năng, nhiệm vụ và đánh giá hiệu quả hoạt động của các cơ quan chuyên trách thực hiện chức năng PCTN, qua đó kiện toàn, hoàn thiện cho phù hợp, đảm bảo nâng cao hiệu quả hoạt động.

Thanh tra Chính phủ cũng nhấn mạnh giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định xây dựng nền công vụ minh bạch, liêm chính, phục vụ; tăng cường chỉ đạo, tạo sự chuyến biến mạnh mẽ, hiệu quả hơn nữa trong công tác PCTN ở địa phương, cơ sở; tiếp tục thực hiện nhiệm vụ PCTN trong nội bộ các cơ quan có chức năng PCTN, không để cán bộ, công chức có hành vi tham những, tiêu cực làm nhiệm vụ PCTN; tập trung xử lý nghiêm khắc, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp trong giải quyết công việc theo Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ.

Ngoài ra, tổ chức thực hiện Đề án tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN giai đoạn 2019 - 2021 theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 11/7/2019 của Thủ tướng Chính phủ; chú trọng đổi mới hình thức, cách thức tuyên truyền, phổ biến về PCTN; kịp thời chỉ đạo, định hướng, cung cấp đầy đủ thông tin về quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác PCTN, kết quả công tác PCTN liên quan đến trách nhiệm quản lý Nhà nước theo Quy định số 65- QD/TW ngày 03/02/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng. Tích cực phối hợp chặt chẽ với Mặt trận Tố quốc và các tổ chức thành viên trong việc tiếp nhận thông tin về phát phát hiện, xử lý tham nhũng; động viên Nhân dân tích cực tham gia phát hiện, phản ánh, tố cáo, cung cấp thông tin về tham nhũng…/.

toanld

Nguồn: Tạp chí Thanh tra

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)