Suy nhược vì ô nhiễm tiếng ồn

Thứ ba, 26/04/2011 16:34
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Người dân tại TP HCM đang đối diện với nguy cơ suy nhược thần kinh, giảm thính lực, tăng huyết áp... do phải thường xuyên chịu đựng tình trạng "ô nhiễm tiếng ồn". Những “dàn hợp xướng” xuất hiện ở mọi lúc, mọi nơi, từ sáng sớm cho đến đêm khuya, các khu vực mật độ dân cư và cơ sở sản xuất nhiều, mức độ ô nhiễm tiếng ồn càng lớn.
Người dân tại TP HCM đang đối diện với nguy cơ suy nhược thần kinh, giảm thính lực, tăng huyết áp... do phải thường xuyên chịu đựng tình trạng "ô nhiễm tiếng ồn". Những “dàn hợp xướng” xuất hiện ở mọi lúc, mọi nơi, từ sáng sớm cho đến đêm khuya, các khu vực mật độ dân cư và cơ sở sản xuất nhiều, mức độ ô nhiễm tiếng ồn càng lớn. Còn anh Trần Xuân Lợi ở quận 1 nói: “Công việc của tôi phải đi ngoài đường nhiều. Vì thế tôi chịu rất nhiều loại tiếng ồn như tiếng động cơ, tiếng còi của các loại phương tiện giao thông, tiếng máy móc sản xuất... Nghe chói tai nhất là tiếng pô xe máy cũ, xe ba bánh tự chế đi thu gom rác. Đôi khi giật bắn người bởi tiếng nẹt pô, giậm côn tạo sự chú ý của mấy thanh niên choai choai”. “Nhiều hôm đi trên xa lộ Hà Nội, tôi thường giật bắn người, thậm chí phải dạt vội xe vào lề đường bởi tiếng còi hơi rát tai của các loại xe container, xe tải hay xe máy chạy tốc độ cao”, chị Lê Thị Thanh Thảo ở quận Gò Vấp (TP HCM), kể. 1001 loại tiếng ồn Đáng báo động nhất là ngay cả đêm khuya, mức độ ồn vẫn không hề thuyên giảm, trên các con phố, các loại xe trọng tải lớn chở vật liệu xây dựng, hàng hóa chạy ầm ầm vào nội thành, tạo nên lượng âm thanh hỗn tạp có tần suất lớn. Tại các công trình xây dựng các xe bồn, máy đổ bê tông, máy giầm... hoạt động với âm lượng cực lớn, gây huyên náo cả khu vực. Sau og là thời điểm yên tĩnh, mọi người đi vào giấc ngủ say, nhưng các khu phố đôi khi bị tỉnh giấc bởi tiếng động cơ xe máy của những “quái xế”, hay là tiếng cãi nhau, cười nói giữa đêm khuya… Rất nhiều âm thanh, tùy theo độ lớn, “xé toang” màn đêm đô thị. Nhiều loại tiếng ồn có thể tránh hoặc giảm được, nhưng đôi khi mọi người lại tự làm khổ cho nhau. Vì thế, đòi hỏi ý thức của mỗi người và sự tôn trọng người khác cần phải được đề cao. Không chỉ các phương tiện giao thông mà những cơ sở sản xuất, sinh hoạt, buôn bán... cũng tham gia gây “ô nhiễm tiếng ồn”. Đó là những cơ sở gò hàn tạo nên âm thanh chát chúa, căng thẳng và cực kỳ khó chịu. Các trung tâm thương mại điện máy, điện tử, các shop thời trang… mở loa máy công suất lớn đủ các thể loại nhạc từ sáng sớm đến gần đêm. Tiếng ồn không chỉ ở các con đường có lượng xe cộ đông đúc, mà còn len lỏi vào các hang cũng ngõ hẻm... với những tiếng rao bán hàng bằng loa máy hoặc mở nhạc ầm ĩ. Bà Ngọc (Nguyễn Trọng Tuyển, Q.Tân Bình), bức xúc: “Giữa trưa, nhiều lần trong khi đang ngủ đứa cháu của tôi bị giật mình tỉnh giấc bởi tiếng chói tai của những loại loa máy rao bán băng đĩa, mua đồ cũ, bán bánh trái”. Đáng báo động Có thể thấy, vấn đề ô nhiễm tiếng ồn tại TP HCM là vấn đề rất nghiêm trọng. Trên toàn địa bàn TP HCM khó tìm được một khu vực nào thực sự yên tĩnh, đặc biệt là khu vực nội thành. TS Nguyễn Đinh Tuấn, giảng viên trường Cao đẳng tài nguyên môi trường TP HCM, người đã có thời gian nhiều năm liền nghiên cứu về lĩnh vực này cho biết: Mức ồn của TP HCM trong những năm trở lại đây luôn cao hơn nhiều so với mức tiêu chuẩn cho phép 70dBA. Thậm chí, mức ồn giữa ban ngày và ban đêm, giữa mùa mưa và mùa khô, của hệ thống giao thông đô thị, hay các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, các nhà hàng, khách sạn đều cao hơn mức cho phép. Tiến sĩ Phạm Tiến Dũng, Phân viện Nghiên cứu khoa học-kỹ thuật bảo hộ lao động TP HCM khẳng định: “Việc vượt quá ngưỡng cho phép, tiếng ồn rất đáng báo động. Ô nhiễm tiếng ồn sẽ gây ức chế thần kinh, căng thẳng, stress cho công việc, học tập…”. Nói về giải pháp trong việc giảm ô nhiễm tiếng ồn hiện nay, ông Tuấn cho rằng cần quy hoạch thành phố ngay từ đầu, phân thành các khu công nghiệp, khu đầu mối giao thông, các khu dân cư, công sở. Ở những khu công nghiệp, khu đầu mối giao thông sẽ chấp nhận tần suất âm thanh nhiều và mạnh hơn so với những vùng khác. Quy hoạch và hạn chế phương tiện giao thông gây ra tiếng ồn. Bên cạnh đó, cần xây dựng ý thức cá nhân trong việc hạn chế tiếng ồn. Đối với những gia đình ở gần đường, thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn có thể trồng nhiều cây xanh, xây dựng kết cấu nhà phù hợp, có tách âm. Những người thường xuyên làm việc và tiếp xúc với tiếng ồn, cần có các biện pháp bảo hộ lao động, như sử dụng nút bịt tai….
PVT (Theo Đất Việt)

Phùng Văn Trọng

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)